Trắc nghiệm: Đập đá ở Côn Lôn có đáp án !!
- Câu 1 : Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Đập đá ở Côn Lôn?
A. Khi tác giả chuẩn bị đi tìm đường cứu nước ở nước ngoài.
B. Khi tác giả đang hoạt động ở nước ngoài.
C. Khi tác giả đang bị giam hãm trong tù ngục.
D. Khi tác giả đang lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa ở trong nước.
- Câu 2 : Mục đích chính của Phan Châu Trinh khi viết bài thơ này là gì?
A. Để thể hiện lòng yêu nước tha thiết.
B. Để thể hiện khát vọng độc lập, dân chủ.
C. Để nói lên chí khí chiến đấu bền bỉ, kiên cường.
D. Cả ba nội dung trên.
- Câu 3 : Thể thơ của Đập đá ở Côn Lôn?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Tự do
C. Thất ngôn bát cú
D. Ngũ ngôn
- Câu 4 : Việc đập đá ở Côn Lôn được tái hiện trong bài thơ của Phan Châu Trinh là một công việc như thế nào?
A. Một công việc chinh phục thiên nhiên.
B. Một công việc lao động khổ sai.
C. Một công việc tầm thường.
D. Một công việc nhàm chán.
- Câu 5 : Hai câu mở đầu bài thơ Đập đá ở Côn Lôn nói về vấn đề gì?
A. Vai trò của kẻ làm trai.
B. Nhiệm vụ của kẻ làm trai.
C. Tư thế của kẻ làm trai.
D. Lợi thế của kẻ làm trai.
- Câu 6 : Hai câu thơ đầu thể hiện những phẩm chất đáng quý nào ở con người Phan Châu Trinh?
A. Lòng kiêu hãnh.
B. Ý chí tự khẳng định mình.
C. Khát vọng hành động mãnh liệt.
D. Kết hợp cả A, B, C.
- Câu 7 : Hình ảnh “đá” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì?
A. Những khó khăn, trở ngại mà con người phải khắc phục.
B. Những thuận lợi mà con người có được trên đường đời.
C. Những mối hận thù đối với bọn thực dân.
D. Bè lũ bán nước và cướp nước.
- Câu 8 : Những từ “xách”, “ra tay”, “đánh tan”, “đập bể” thuộc từ loại nào?
A. Danh từ
B. Tính từ
C. Động từ
D. Số từ
- Câu 9 : Các từ đó thể hiện phẩm chất gì của con người trong bài thơ?
A. Khỏe khoắn và hăng hái.
B. Khí phách hiên ngang.
C. Ngùn ngụt căm thù.
D. Tài năng lỗi lạc.
- Câu 10 : Bốn câu thơ đầu có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự và biểu cảm
B. Miêu tả và biểu cảm
C. Tự sự và miêu tả
D. Biểu cảm và thuyết minh.
- Câu 11 : Ý nào nói đúng nhất về hình ảnh người tù cách mạng được Phan Châu Trinh khắc họa trong bốn câu thơ đầu?
A. Tư thế ngạo nghễ, lẫm liệt.
B. Chỉ gặp toàn khó khăn, trắc trở.
C. Có sức khỏe vô địch.
D. Có tiếng tăm vang dội khắp nơi.
- Câu 12 : Trong bốn câu thơ cuối, tác giả đã trực tiếp bộc lộ suy nghĩ và cảm xúc về việc gì?
A. Sự nghiệp cứu nước của mọi người.
B. Sự nghiệp cứu nước của bản thân.
C. Những ngày khó khăn mà mình đã trải qua.
D. Về công việc đập đá trong những ngày sắp tới.
- Câu 13 : Cụm từ “thân sành sỏi” có nghĩa là gì?
A. Thân người tầm thường, rẻ mạt như mảnh sành, hòn sỏi.
B. Thân thể xấu xí như mảnh sành, hòn sỏi.
C. Thân người nhỏ bé như mảnh sành, hòn sỏi.
D. Thân dày dạn phong trần, sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ.
- Câu 14 : Cụm từ “thân sành sỏi” chỉ ai?
A. Tất cả những người tù khổ sai.
B. Những người yêu nước.
C. Bản thân tác giả.
D. Tất cả những người làm cách mạng.
- Câu 15 : Đặt những hình ảnh trong thế đối lập với những thử thách gian lao mà những người anh hùng phải chịu đựng để làm nổi bật chí lớn của họ.
A. Đúng
B. Sai
- Câu 16 : Tác giả ám chỉ ai là những kẻ đập đá “làm cho lở núi non”?
A. Những con người tầm thường, nhỏ bé.
B. Những người lao động khổ sai.
C. Những kẻ gánh trên vai vận mệnh của đất nước.
D. Những người có hoài bão lớn nhưng thất bại.
- Câu 17 : Vẻ đẹp của người anh hùng được thể hiện thông qua bài thơ là gì?
A. Có tư thế ngạo nghễ, lẫm liệt.
B. Không chịu khuất phục trước mọi hoàn cảnh.
C. Luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu sắt son.
D. Kết hợp cả ba nội dung trên.
- Câu 18 : Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa. Hai lớp nghĩa đó là gì? Phân tích giá trị nghệ thuật của những câu thơ đó. Nhận xét khẩu khí của tác giả.
- Câu 19 : Bốn câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả. Em hãy tìm hiểu ý nghĩa những câu thơ này và cách thức biểu hiện cảm xúc của tác giả.
- Câu 20 : Bốn câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả. Em hãy tìm hiểu ý nghĩa những câu thơ này và cách thức biểu hiện cảm xúc của tác giả.
- Câu 21 : Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một việc như thế nào?
- - Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018, Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
- - Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2018-2019, Trường THCS Nghĩa Bình
- - Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2018-2019, Trường THCS Giao Tân
- - Đề thi HK1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2018 Phòng GD&ĐT Văn Bàn
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018, Trường THCS Vĩnh Thịnh
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018, Trường THCS Vĩnh Tường
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 8 năm 2019 - Phòng GD&ĐT Việt Trì
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 8 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 8 - Trường THCS Mai Thuỷ
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 8 - Trường THCS Mai Hùng