Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Sinh học- THPT Chu...
- Câu 1 : Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng về tiêu hóa ở động vật ?(1)Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.
A. 2
B. 5
C. 3
D. 4
- Câu 2 : Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu:
A. Axitamin và vitamin
B. Nước và các ion khoáng
C. Amit và hoocmôn
D. Xitôkinin và ancaloit
- Câu 3 : Xét các phát biểu sau đây:(1) Quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì dẫn đến đột biến gen
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
- Câu 4 : Hai phân tử ADN chứa đoạn N15 có đánh dấu phóng xạ.Trong đó ADN thứ nhất được tái bản 3 lần . ADN thứ 2 được tái bản 4 lần đều trong môi trường chứa N14 . Số phân tử ADN con chứa N15 chiếm tỷ lệ:
A. 8,33%
B. 75%
C. 12.5%
D. 16.7%
- Câu 5 : Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,7Aa: 0,3aa. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F3 là
A. 60,625% cây hoa đò: 39,375% cây hoa trắng.
B. 39,375% cây hoa đỏ: 60,625 cây hoa trắng
C. 62,5% cây hoa đỏ: 37,5% cây hoa trắng.
D. 37,5% cây hoa đỏ: 62,5% cây hoa trắng
- Câu 6 : So sánh tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có và không có bao mielin dưới đây, nhận định nào là chính xác ?
A. Tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có bao mielin so với sợi thần kinh không có bao mielin tùy thuộc vào vị trí tế bào thần kinh trong hệ thần kinh
B. Tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có bao mielin chậm hơn sợi thần kinh không có bao mielin
C. Tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có bao mielin nhanh hơn sợi thần kinh không có bao mielin
D. Tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có bao mielin bằng sợi thần kinh không có bao mielin
- Câu 7 : Hệ sinh thái nông nghiệp
A. Có chuỗi thức ăn dài hơn hệ sinh thái tự nhiên
B. có tính đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên
C. có năng suất cao hơn hệ sinh thái tự nhiên
D. có tính ổn định cao hơn hệ sinh thái tự nhiên
- Câu 8 : Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:(1) Ung thư máu (2) Hồng cầu hình liềm (3) Bạch tạng
A. 1,3,7,9
B. 1,2,4,5
C. 4,5,6,8
D. 1,4,7,8
- Câu 9 : ....Thành phần kiểu gen trong quần thể là 0,49AA: 0,42Aa:0,09aa. Biết rằng tỷ lệ đực cái trong quần thể là 1:1. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về quần thể trên ?
A. Quần thể đạt tới trạng thái cân bằng ở thế hệ F1
B. Ở thế hệ (P) tần số alen a ở giới cái chiếm tỉ lệ 20%
C. Ở F1 số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ 9%
D. Ở F1 số cá thể có kiểu gen dị hợp chiếm tỷ lệ 46%
- Câu 10 : Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai
A. Nhờ các enzym tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y.
B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh
C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn
D. Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ – 5’
- Câu 11 : Cho các phương pháp sau đây:(1) Tiến hành lai hữu tính giữa các giống khác nhau.
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
- Câu 12 : Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, xét các kết luận sau đây:(1) Cấu trúc tuổi của quần thể có thể bị thay đổi khi có thay đổi của điều kiện môi trường.
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
- Câu 13 : Ở người, bệnh bạch tạng do một gen lặn nằm trên NST thường quy định, bệnh máu khó đông do một gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị bệnh máu khó đông, có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng; bên phía người chồng có bố bị bạch tạng. Những người khác trong cả hai gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này dự định chỉ sinh một đứa con, xác suất để đứa con này là con trai và không bị cả hai bệnh là
A. 31,25%
B. 20,83%
C. 41,67%
D. 62,5%.
- Câu 14 : Điều nào sau đây nói về tần số hoán vị gen là không đúng:
A. Các gen nằm xa nhau tần số hoán vị gen càng lớn
B. Tần số hoán vị gen luôn lớn hơn 50%.
C. Có thể xác định được tần số hoán vị gen dựa vào kết quả của phép lai phân tích và phép lai tạp giao
D. Tần số hoán vị gen thể hiện khoảng cách tương đối giữa các gen.
- Câu 15 : Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thực vật có hoa hạt kín có hiện tượng thụ tinh kép.
B. Hạt phấn là giao tử đực và túi phôi là giao tử cái
C. Sau thụ tinh noãn biến đổi thành hạt, bầu phát triển thành quả.
D. Quá trình thụ phấn của hoa có thể nhờ gió, động vật hoặc con người.
- Câu 16 : Ở một loài thực vật, tính trạng khối lượng quả do nhiều cặp gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp. Cho cây có quả nặng nhất (120g) lai với cây có quả nhẹ nhất (60g) được F1. Cho F1 giao phấn tự do được F2. Cho biết khối lượng quả phụ thuộc vào số lượng alen trội có mặt trong kiểu gen, cứ 1 alen trội có mặt trong kiểu gen thì cây cho quả nặng thêm 10g.Xét các kết luận dưới đây:
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
- Câu 17 : Có bao nhiêu nhận xét đúng về hô hấp ở tế bào thực vật ?(1) hô hấp hiếu khí ở tế bào gồm 3 giai đoạn: đường phân, chu trình Crep và chuỗi truyền điện tử
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
- Câu 18 : Khi nói về quá trình hình thành loài mới, những phát biểu nào sau đây đúng?(1) Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.
A. (2), (4)
B. (1),(5)
C. (3), (6)
D. (3),(4)
- Câu 19 : Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thề thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối giữa ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng thu được F1 100% ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau được F2 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ và kiểu hình ruồi thân xám, cánh cụt, mắt trắng là 51,25%. Biết không có đột biến.Cho các kết luận sau:
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
- Câu 20 : Xét một bệnh do đột biến gen lặn nằm trên NST thường quy định. Đặc điểm di truyền của bệnh này là
A. Bệnh được di truyền theo dòng mẹ
B. Nếu bố bị bệnh thì tất cả con trai đều bị bệnh
C. Bố mẹ không bị bệnh vẫn có thể sinh con bị bệnh
D. Chỉ có bố hoặc mẹ bị bệnh thì tất cả đời con đều bị bệnh
- Câu 21 : Khi nói về sự phát sinh loài người, xét các kết luận sau đây:(1) Loài người xuất hiện vào đầu kỉ thứ Tư (Đệ tứ) của đại Tân sinh
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
- Câu 22 : Khi nói về cảm ứng ở thực vật, có các hiện tượng sau:(1) Đỉnh sinh trưởng của thân cành luôn hướng về phía có ánh sáng.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 23 : Cho các phát biểu sau đây:(1) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội
A. 5
B. 6
C. 4
D. 3
- Câu 24 : Bậc dinh dưỡng nào sau đây dễ bị tuyệt chủng nhất?
A. Bậc dinh dưỡng thứ nhất.
B. Bậc dinh dưỡng thứ 2.
C. Bậc dinh dưỡng thứ 3.
D. Bậc dinh dưỡng thứ 4.
- Câu 25 : Phân tử ADN ở vùng nhân của E.coli có tổng số liên kết hidro là 3450 liên kết. Trên mạch 1 có số lượng nuclêôtit loại G bằng loại X và số X gấp 3 lần nuclêôtit loại A trên mạch đó. Số lượng nuclêôtit loại A trên mạch 2 gấp 5 lần số lượng A trên mạch 1. Xác định phương án trả lời sai:
A. Mạch 2 có số lượng các loại nucleotit A= 575; T=115 ; G= 345; X= 345
B. phân tử ADN có A=T=G=X=690
C. Số lượng liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit trong phân tử ADN trên là 2758
D. khi phân tử ADN nhân đôi 2 lần đã lấy từ môi trường 2070 nu loại A và 2070 nuclêôtit loại X
- Câu 26 : Ốc bươu đen sống phổ biến ở khắp Việt Nam. Ốc bươu vàng được nhập vào nước ta từ Trung Quốc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh làm cho số lượng và khu vực phân bố của ốc bươu đen phải thu hẹp lại. Tuy nhiên người ta vẫn thấy dạng lai hữu thụ giữa chúng. Quan hệ giữa ốc bươu đen và ốc bươu vàng trong trường hợp này là mối quan hệ:
A. Khống chế sinh học
B. ức chế - cảm nhiễm.
C. Cạnh tranh cùng loài
D. Cạnh tranh khác loài.
- Câu 27 : Xét các ví dụ sau:(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
- Câu 28 : Cho các thông tin sau đây:(1) mARN sau khi phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn tổng hợp protein
A. (2) và (4)
B. (1) và (4)
C. (3) và (4)
D. (2) và (3).
- Câu 29 : Ý nào sau đây không đúng khi nói về đột biến đảo đoạn ?
A. Đột biến đảo đoạn có thể làm cho một gen nào đó đang hoạt động trở nên không hoạt động.
B. Đột biến đảo đoạn có thể dẫn đến làm phát sinh loài mới.
C. Đột biến đảo đoạn có thể xảy ra ở dộng vật và thực vật
D. Đột biến đảo đoạn có thể làm thay đổi chiều dài của nhiễm sắc thể
- Câu 30 : Nghiên cứu ở một loài thực vật người ta thấy cây dùng làm bố khi giảm phân không xảy ra đột biến và trao đổi chéo có thể cho tối đa 28 loại giao tử. Lai 2 cây của loài này với nhau thu được một hợp tử F1. Hợp tử nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào mới với tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Hợp tử thuộc dạng
A. thể lệch bội.
B. thể tứ bội.
C. thể tam bội
D. thể ba nhiễm.
- Câu 31 : Quả trình tiến hoá dẫn tới hình thành các hợp chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất không có sự tham gia của những nguồn năng lượng nào sau đây?
A. Ánh sáng mặt trời.
B. Năng lượng sinh học.
C. Tia từ ngoại
D. Các tia chớp.
- Câu 32 : Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
- Câu 33 : Cho các ví dụ sau:(1) Người bị bạch tạng kết hôn với người bình thường sinh con có thể bị bạch tạng.
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
- Câu 34 : Đánh giá tính chính xác của các nội dung sau(1) ADN tái tổ hợp phải từ hai nguồn ADN có quan hệ loài gần gũi.
A. (1) đúng, (2) đúng, (3) đúng, (4) sai.
B. (1) đúng, (2) đúng, (3)sai, (4) sai.
C. (1) sai, (2) đúng, (3)sai, (4) đúng.
D. (1) sai, (2) đúng, (3)sai, (4) sai.
- Câu 35 : Hai gen A và B cùng nằm trên một nhóm gen liến kết cách nhau 40 cM, hai gen C, D nằm trên một NST với tần số hoán vị gen là 30%. Ở đời con của phép lai \(\frac{{Ab}}{{aB}}\frac{{CD}}{{cd}}x\frac{{ab}}{{ab}}\frac{{Cd}}{{cd}}\) loại hình đồng hợp lặn về tất cả các tính trạng chiếm tỉ lệ:
A. 1,5%
B. 3,5%
C. 1,75%
D. 7%
- Câu 36 : Ý nào sau đây không đúng khi nói về quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật?
A. Phát triển của động vật có thể trải qua biến thái hoặc không qua biến thái.
B. Thức ăn là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến sự sinh trưởng và phát triển. Nếu thiếu hoặc thừa đều có thể bị bệnh.
C. Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
D. Sinh trưởng của động vật diễn ra suốt đời sống cá thể.
- Câu 37 : Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm của phương pháp này là
A. các cá thể tạo rạ rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
B. tạo ra các cá thệ có kiểu gen đồng nhất.
C. tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.
D. thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và NST.
- Câu 38 : Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 1 cặp gen qui định. Cho lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng thu được 100% cây hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ ở đời F1 lai với cây hoa trắng P thu được Fa. Cho các cây Fa tạp giao với nhau, ở F2 thu được tỷ lệ kiểu hình 56,25% cây hoa trắng: 43,75% cây hoa đỏ. Tính xác suất để chọn được 4 cây hoa đỏ ở F2 mà khi cho các cây này tự thụ phấn thì tỷ lệ hạt mọc thành cây hoa trắng chiếm 12,5%
A. 24/2401
B. 216/2401
C. 1296/2401
D. 864/2401
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen