Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Địa lí 10 năm 2020 - Tr...
- Câu 1 : Nhiệt độ của nước càng cao thì sức hòa tan của nước càng như thế nào?
A. không thay đổi
B. mạnh
C. yếu
D. trung bình
- Câu 2 : Lớp Ôzôn có tác dụng gì?
A. Phản hồi sóng vô tuyến điện, bảo vệ Trái Đất.
B. Hút tia cực tím của mặt trời, bảo vệ thế giới hữu cơ trên mặt đất.
C. Chống các tác nhân phá hoại từ vũ trụ, bảo vệ về mặt đất.
D. Bảo vệ Trái Đất và sự sống cho con người.
- Câu 3 : Nêu định nghĩa của gió mùa?
A. loại gió thổi vào mùa hạ theo hướng tây nam tính chất gió nóng ẩm.
B. loại gió thổi vào mùa đông theo hướng Đông Bắc tính chất gió lạnh khô.
C. loại gió thổi theo mùa hướng và tính chất gió ở hai mùa trái ngược nhau.
D. loại gió thổi quanh năm hướng và tính chất gió hầu như không thay đổi.
- Câu 4 : Gió biển và gió đất là loại gió gì?
A. hình thành ở vùng ven biển, thường xuyên thổi từ biển vào đất liền.
B. hình thành ở vùng ven biển, thường xuyên thổi từ đất liền ra biển.
C. hình thành ở vùng ven biển, hướng gió thay đổi theo ngày và đêm.
D. hình thành ở vùng ven biển, hướng gió thay đổi theo mùa trong năm.
- Câu 5 : Định nghĩa thổ nhưỡng là gì?
A. lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
B. lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa.
C. nơi sinh sống của con người.
D. lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành trồng trọt.
- Câu 6 : Ở nước ta, nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông là gì?
A. Chế độ mưa.
B. Địa hình.
C. Thực vật.
D. Hồ, đầm.
- Câu 7 : Sông A – ma – dôn (sông có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới) nằm ở châu nào?
A. Châu Âu.
B. Châu Á.
C. Châu Phi.
D. Châu Mĩ.
- Câu 8 : Đá mẹ là nguồn cung cấp chất vô cơ trong đất , có vai trò quyết định tới điều gì?
A. Độ tơi xốp của đất.
B. Lượng chất dinh dưỡng trong đất.
C. Thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.
D. Khả năng thẩm thấu nước và không khí của đất.
- Câu 9 : Nguyên nhân hình thành quy luật địa đới trên Trái Đất là gì?
A. sự thay đổi lượng bức xạ Mặt Trời theo vĩ độ.
B. sự thay đổi mùa trong năm.
C. sự thay đổi lượng bức xạ Mặt Trời trong năm.
D. sự chênh lệch thời gian chiếu sáng trong năm theo vĩ độ.
- Câu 10 : Định nghĩa frông khí quyển?
A. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau.
B. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học.
C. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý.
D. bề mặt ngăn cách giữa một khối khí với mặt đất nơi khối khí đó hình thành.
- Câu 11 : Trên trái đất các đai áp cao và áp thấp phân bố như thế nào?
A. các đai áp cao nằm ở bán cầu bắc, các đại áp thấp nằm ở bán cầu Nam.
B. các đai áp thấp nằm ở bán cầu bắc, các đại áp cao nằm ở bán cầu Nam.
C. các đại áp cao và áp thấp nằm xen kẽ và đối xứng qua đại áp thấp xích đạo.
D. các đại áp cao và áp thấp nằm xen kẽ và đối xứng qua đường xích đạo.
- Câu 12 : Nguyên nhân chủ yếu nào tạo nên sóng biển?
A. Các dòng biển.
B. Gió thổi.
C. Động đất, núi lửa.
D. Hoạt động của tàu bè, khai thác dầu...
- Câu 13 : Cơ sở phân chia thành các loại phép chiếu: phương vị, hình nón, hình trụ là do đâu?
A. Do vị trí lãnh thổ cần thể hiện
B. Do hình dạng mặt chiếu
C. Do vị trí tiếp xúc mặt chiếu
D. Do đặc điểm lưới chiếu
- Câu 14 : Hệ Mặt Trời bao gồm những phần nào?
A. các Dải Ngân Hà, các hành tinh, vệ tinh, các đám bụi, khí.
B. Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí.
C. rất nhiều Thiên thể (các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh,…) cùng với bụi khí và bức xạ điện từ.
D. các Thiên Hà, Dải Ngân Hà, hành tinh, vệ tinh, khác đám bụi, khí.
- Câu 15 : Theo thứ tự từ trên xuống, các tầng đá ở lớp võ Trái Đất lần lượt là những tầng nào?
A. Tầng đá trầm ích, tầng granit, tầng badan.
B. Tầng đá trầm ích, tầng badan, tầng granit.
C. Tầng granit, tầng đá trầm ích, tầng badan.
D. Tầng badan, tầng đá trầm ích, tầng granit.
- Câu 16 : Trái Đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm những lớp nào?
A. lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong.
B. lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.
C. lớp nhân trong, lớp Manti, lớp vỏ lục địa.
D. lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân.
- Câu 17 : Lớp vỏ Trái Đất có độ dày bao nhiêu?
A. Từ 5 đến 50km.
B. Từ 5 đến 60km.
C. Từ 5 đến 70km.
D. Từ 5 đến 80km.
- Câu 18 : Nhân Trái Đất có độ dày bao nhiêu?
A. 3450km.
B. 3460km.
C. 3470km.
D. 3480km.
- Câu 19 : So với vỏ lục địa thì vỏ đại dương có độ dày như thế nào?
A. độ dày lớn hơn, không có tầng granit.
B. độ dày nhỏ hơn, có tầng granit.
C. độ dày lớn hơn, có tầng granit.
D. độ dày nhỏ hơn, không có tầng granit.
- Câu 20 : Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti là gì?
A. sự tự quay của trái đất theo hướng từ Tây sang Đông.
B. sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
C. sự tự quay của Trái Đất và sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời.
D. sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng trái đất.
- Câu 21 : Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là do đâu?
A. Sự phân hủy của các chất phóng xạ.
B. Sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo bên trong Trái Đất.
C. Sự ma sát vật chất bên trong Trái Đất.
D. Các hoạt động ở bên trong Trái Đất sinh ra năng lượng.
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 1 Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 2 Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 7 Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Ôn tập chương I
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 8 Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 9 Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 41 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 42 Môi trường và sự phát triển bền vững
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 38 Thực hành Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuyê và kênh đào Panama
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 34 Thực hành Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới