Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh trường THPT chuy...
- Câu 1 : Có các ứng dụng sau đây:(1) Xác định được vị trí của các gen trên NST để lập bản đồ gen(2) Tạo quả không hạt(3) Làm mất đi 1 số tính trạng xấu không mong muốn(4) Tăng hoạt tính của một đột biến mất đoạnCác ứng dụng của đột biến mất đoạn NST bao gồm:
A (1), (2), (4)
B (1), (3), (4)
C (2),(3), (4
D (1),(3)
- Câu 2 : Ở cà độc dược ( 2n=24) người ta đã phát hiện được các dạng thể 3 khác nhau ở cả 12 cặp NST. Các thể 3 này có:
A Số lượng NST trong tế bào xôma khác nhau và kiểu hình khác nhau
B Số lượng NST trong tế bào xôma giống nhau và kiểu hình giống nhau
C Số lượng NST trong tế bào xôma khác nhau và kiểu hình giống nhau
D Số lượng NST trong tế bào xôma giống nhau và kiểu hình khác nhau
- Câu 3 : Nhà khoa học phát hiện ra quy luật phân ly và quy luật phân ly độc lập là:
A Moogan
B Bo
C Menden
D Coren
- Câu 4 : Quần thể nào trong các quần thể sau đây đạt trạng thái cân bằng di truyền:
A Quần thể 1: 0,25AA: 0.5Aa: 0.25aa
B Quần thể 2: 0,2AA: 0.6Aa:0.2aa
C Quần thể 3: 100%Aa
D Quần thể 4: 0.5Aa: 0.5aa
- Câu 5 : Sơ đồ nào trong các sơ đồ sau thể hiện đúng nhất cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền:
A
B
C
D
- Câu 6 : Một gen dài 5100 Ao , có số liên kết hidro là 3900. Gen trên nhân đôi 2 lần đã lấy từ môi trường số nucleotide từng loại là:
A A=T=1800; G=X=2700
B A=T=900; G=X=600
C A=T=600; G=X=900
D A=T=1200; G=X=1800
- Câu 7 : Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với aleb b quy định hoa vàng. Hai cặp này nằm trên 1 cặp NST tương đồng. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với d quy định quả dài, cặp gen Dd nằm trên cặp NST tương đồng số II. Cho giao phấn giữa 2 cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm 4%. Biết rằng HVG xảy ra ở cả trong quá trình phát sinh giao tử được và cái với tần số bằng nhau. Tính theo lý thuyết, cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ quả tròn ở F2 chiếm tỷ lệ:
A 16,5%
B 66%
C 49.5%
D 54%
- Câu 8 : Các gen quy định tính trạng nằm trên NST Y ở đoạn không tương đồng chỉ di truyền cho:
A Giới đưc
B giới cái
C giới đồng giao tử
D giới dị giao tử
- Câu 9 : Trong một tế bào sinh tinh, xét 2 cặp NST được ký hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân ly bình thường , cặp Bb không phân ly ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. các loại giao tử có thế được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
A ABB và abb hoặc ABB và abb
B Abb và B hoặc ABB và b
C Abb và A hoặc aBb và a
D ABb và a hoặc A và aBb
- Câu 10 : Nhiễm sắc thể giới tính là loại NST
A Không mang gen
B Mang gen quy định giới tính và có thể mang cả gen quy định tính trạng thường
C Chỉ mang gen quy đinh giới tính
D Luôn tồn tại thành cặp trong tế bào của cơ thể đa bào
- Câu 11 : Ở một loài thực vật, cho cây thân cao tự thụ phấn , đời F1 Thu được 2 loại kiểu hình với tỷ lệ 9 cây thân cao: 7 cây thân thấp. cho tất cả các cây thân cao F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỷ lệ kiểu hình ở đời con là:
A 9 cao: 7 thấp
B 64 cao: 17 thấp
C 7 cao: 9 thâp
D 17 cao: 64 thấp
- Câu 12 : Cách tác động nào sau đây không phải là cách tạo ra sinh vật biến đổi gen:
A Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen của sinh vật
B Thay thế 1 gen của sinh vật bằng 1 gen khác
C Làm biến đổi 1gen đã có sẵn trong hệ gen của sinh vật
D Đưa thêm 1 gen lạ vào hệ gen của sinh vật
- Câu 13 : Thực chất của tương tác gen là:
A Sản phẩm của các gen tác động qua lại với nhau trong sự hình thành tính trạng
B Các gen tác động qua lại với môi trường trong sự hình thànhmột kiểu hình
C Các tính trạng do gen quy định tác động qua lại với nhau trong một kiểu gen
D Sản phẩm của gen này tác động lên sự biểu hiện của 1 gen khác trong một kiểu gen
- Câu 14 : Gánh nặng di truyền là hiện tượng
A Trong quần thể người có các gen gây chết và nửa chết
B Trong gia đình có những người mang gen gây chết và nửa chết
C Trong quần thể có các gen đột biến
D Trong tế bào của mỗi người có các gen gây chết và nửa chết
- Câu 15 : Khi nói về đặc điểm của bệnh ở người, có các đặc điểm sau:Số đăc điểm không đúng về bệnh di truyền phân tử:
A 5
B 4
C 3
D 2
- Câu 16 : Trong các nguyên nhân sau đây:1. Một tế bào có thể chứa nhiều ty thể và lạp thể2. Mỗi ty thể hay lạp thể chỉ chứa một phân tử ADN 3. Mỗi ty thể hay lạp thể có thể chứa nhiều phân tử AND4. Các bản sao của cùng 1 gen có thể bị đột biến khác nhau5. Trong cùng 1 tế bào, các ty thể khác nhau có thể chứa các alen khác nhau6. Các ty thể thuộc các mô khác nhau luôn chứa các alen giống nhauĐâu không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phân ly kiểu hình của đời con không tuân theo các quy luật di truyền trong nhân đối với các tính trạng co gen nằm trong tế bào chất quy định ?
A 3 và 4
B 2 và 6
C 4 và 5
D 1 và 3
- Câu 17 : Những thành phần nào sau đây tham gia vào quá trình nhân đôi ở sinh vật nhân sơ ?(1) Enzim tháo xoắn (2) ADN polimerase (3) Enzim ligaza(4) Enzim cắt giới hạn (5) ARN polimerase (6) mạch ADN làm khuônPhương án đúng là:
A 1,4,5,6
B 1,2,3,5,6
C 1,2,3,6
D 1,2,3,4,5,6
- Câu 18 : Ưu thế lai là hiện tượng con lai
A Kết hợp được các gen khác nhau của bố mẹ
B Mang các alen lặn gây hại
C Có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh sản vượt trội hơn so với bố mẹ
D Có tỷ lệ dị hợp giảm, xuất hiện đồng hợp lặn có hại
- Câu 19 : Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thế hệ tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lý thuyết, trong các phép lai sau đây có bao nhiêu phép lai cho đời con có kiểu gen phân ly theo tỷ lệ 1:2:1(1) AAAa x AAAa (2) Aaaa x AAAa (3) Aaaa x Aaaa(4) AAaa x Aaaa (5) Aaaa x aaaa
A 3
B 2
C 4
D 1
- Câu 20 : Trong phép lai P: ♀ AaBbCcddEe x ♂ aaBbCcDdee. Mỗi gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỷ lệ đời con có kiểu hình giống mẹ là:
A 9/16
B 243/1024
C 3/32
D 9/128
- Câu 21 : Loại bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soảt được của một số tế bào dẫn đến hình thành khối u chén ép các cơ quan được gọi là
A Bệnh ung thư
B Bệnh di truyền phân tử
C Bệnh AIDS
D bệnh di truyền tế bào
- Câu 22 : Tập hợp tất cả các alen có trong 1 quần thể ở 1 thời điểm xác định tạo nên
A Tính đặc trưng của vật chất di truyền của loài
B Vốn gen của quần thể
C Kiểu hình của quần thể
D Kiểu gen của quần thể
- Câu 23 : Trong các cơ chế di truyền sau đây:(1) Nhân đôi ở kỳ trung gian của nguyên phân và giảm phân(2) Phân ly trong giảm phân(3) Tổ hợp tự do trong thụ tinh(4) Liên kết hoặc trao đổi chéo trong giảm phân.Có bao nhiêu cơ chế xảy ra với 1 NST thường
A 1
B 3
C 2
D 4
- Câu 24 : Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp là 0.5. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp trong quần thể là bao nhiêu?
A 0.3
B 0.4
C 0.125
D 0.1
- Câu 25 : Ở người, bệnh bạch tạng do alen đột biến lặn. những người bạch tạng lấy nhau thường sinh ra 100% số con bị bạch tạng. tuy nhiên trong một số trường hợp, 2 vợ chồng bạch tạng lấy nhau lại sinh ra con bình thường. cơ sở của hiện tượng trên là
A Do môi trường không thích hợp nên đột biến gen không thể hiện ra kiểu hình
B Do đột biến NST làm mất đoạn chứa alen bạch tạng nên sinh con bình thường
C Đã có đột biến gen lặn thành gen trội nên sinh con không bị bệnh
D Kiểu gen quy định bạch tạng ở mẹ và bố khác nhau nên sinh con không bị bệnh
- Câu 26 : Ở ruồi giấm , bộ NST 2n=8. Có thế có số nhóm gen liên kết tối thiểu là:
A 5
B 2
C 4
D 8
- Câu 27 : Operon Lac theo Jacop và Mono gồm các thành phần trật tự nào ?
A Gen điều hòa – vùng vận hành- vùng khởi động- nhóm gen cấu trúc (Z,Y, A)
B Gen điều hòa- vùng khởi động- vùng vận hành- nhóm gen cấu trúc (Z,Y, A)
C vùng khởi động- vùng vận hành- nhóm gen cấu trúc (Z,Y, A)
D vùng khởi động- Gen điều hòa- vùng vận hành- nhóm gen cấu trúc (Z,Y, A)
- Câu 28 : Đặc điểm nào sau đây không phải của mã di truyền ?
A mã di truyền có tính thoái hóa
B mã di truyền là mã bộ 3
C Có 64 bộ 3 đều mã hóa cho các axitamin
D mã di truyền có tính đặc hiệu
- Câu 29 : Ở một loài thực vật, khi lai giữa các cá thể thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trang thu được F2. Để các cây F2 có tỷ lệ kiểu hình xấp xỉ 9:3:3:1 cần có các điều kiện nào sau đây1. Số lượng cá thể đem lai phải lớn;2. Mỗi gen quy định 1 tính trang , tính trang trội là trội hoàn toàn3. Các gen phân ly độc lập hoặc hoán vị gen với tần só 50%4. Không phát sinh đột biếnSố điều kiện đúng là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 30 : Ở môt loài động vật, thế hệ P, cho cá thể mắt đỏ thuần chủng lai với mắt trắng được F1 đều mắt đỏ. Cho con F1 lai phân tích với đực mắt trắng được Fa có tỷ lệ 3trắng: 1 đỏ; trong đó mắt đỏ đều là con đực. kết luận nào sau đây đúng về sự di truyền màu mắt và kiểu gen của P ?
A
B
C
D
- Câu 31 : Kỹ thuật đóng vai trò trung tâm của công nghệ gen là
A kỹ thuật tạo tế bào lai
B Kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp
C kỹ thuật cắt gen
D kỹ thyật nối gen
- Câu 32 : Người ta sử dụng CaCl2 hoặc xung điện trong bước đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận nhằm
A Tạo lực đẩy ADN tái tổ hợp vào bên trong.
B Làm dãn màng sinh chất của tế bào để phân tử ADN dễ đi vào bên trong
C Làm dấu hiệu để nhận biết ADN tái tổ hợp trong tế bào nhận.
D Tạo các kênh protein vận chuyển ADN vào bên trong.
- Câu 33 : Tỉ lệ kiểu gen dị hợp ngày càng giảm , tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ngày càng tăng là đặc điểm đặc trưng ở
A Loài ký sinh
B Quần thể giao phối
C loài sinh sản sinh dưỡng
D Quần thể tự phối
- Câu 34 : Tiến hành nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AaBbDdEE ,sau đó lưỡng bội hóa để tạo ra các giống thuần chủng. theo lý thuyết sẽ tạo ra được tối đa bao nhiêu giống thuần chủng?
A 16
B 8
C 4
D 1
- Câu 35 : Trong các phát biểu sau đây về quá trình phiên mã của sinh vật(1) Chỉ có một mạch của gen tham gia vào quá trình phiên mã(2) Enzim ARN polimerase tổng hợp mARN theo chiều 5’-3’(3) mARN được tổng hợp đến đâu thì quá trình dịch mã diễn ra tới đó(4) diễn ra theo nguyên tắc bổ sung (5) đầu tiên tổng hợp các đoạn ARN ngắn sau đó nối lại với nhau hình thành ARN hoàn chỉnhSố phát biểu đúng về quá trình phiên mã của sinh vật là:
A 3
B 2
C 1
D 4
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen