Đề thi thử THPT QG môn Sinh trường THPT Đồng Đậu-...
- Câu 1 : Có bao nhiêu mã bộ ba mã hoá cho các loại axit amin?
A 64 bộ
B 20 bộ
C 16 bộ
D 61 bộ
- Câu 2 : Ếch là loài:
A Thụ tinh trong.
B Tự thụ tinh.
C Thụ tinh chéo.
D Thụ tinh ngoài.
- Câu 3 : Hooc môn Ơstrôgen do:
A tuyến yên tiết ra
B tuyến giáp tiết ra
C tinh hoàn tiết ra
D buồng trứng tiết ra
- Câu 4 : Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận :
A máu và dịch mô
B tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
C tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn
D hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
- Câu 5 : Sinh vật nhân sơ sự điều hoà ở các operôn chủ yếu diễn ra trong giai đoạn
A dịch mã
B trước phiên mã.
C phiên mã.
D sau dịch mã.
- Câu 6 : Hội chứng tơcnơ ở người thuộc dạng
A Thể ba (2n +1)
B Thể tam bội (3n)
C thể một (2n - 1)
D Thể bốn (2n +2)
- Câu 7 : Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:(1) Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào. (2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. (3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới. (4) Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5’→ 3’.(5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y(6) Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.Phương án đúng là:
A 1, 2, 3, 4, 5.
B 1, 2, 3, 4, 6.
C 1, 2, 4, 5, 6.
D 1, 3, 4, 5, 6.
- Câu 8 : Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại Nucleotit là A, U, X . Nhóm các bộ ba nào dưới đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra mARN nói trên?
A TAG, GAA, ATA, ATG
B AAA, XXA, TAA, TXX
C AAG, GTT, TXX, XAA
D ATX, TAG, GAX, GAA
- Câu 9 : Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở operon Lac, khi môi trường có lactozo phát biểu nào sau đây không dúng?
A Gen điều hòa tổng hợp protein ức chế
B Protein ức chế bám vào vùng vận hành nên vùng khởi động bắt đầu hoạt động
C Quá trình dịch mã được thực hiện và tổng hợp enzim tương ứng để phân giải Lactozo
D Vùng mã hóa tiến hành phiên mã
- Câu 10 : Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABDEG.HKM. Dạng đột biến này
A thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.
B thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.
C thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.
D thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
- Câu 11 : Một phân tử AND có khối lượng phân tử 900000đvC, trong đó A chiếm 20%. Số liên kết hidro của gen là:
A 3900
B 1800
C 3600
D 150
- Câu 12 : Một gen của sinh vật nhân sơ thực hiện nhân đôi người ta đếm được 70 đoạn okazaki. Số đoạn mồi cần tổng hợp là:
A 70
B 71
C 72
D 73
- Câu 13 : Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Bb phân li bình thường, cặp Aa không phân li; giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là
A AAB, AAb, aaB, aab, B,b
B AaB, Aab, B, b
C ABB, aBB, abb, Abb, A, a
D AB, ab, Ab, aB.
- Câu 14 : Một phân tử mARN có chiều dài 4080 Ao . Số liên kết hóa trị giữa các nucleotit của mARN này là:
A 1200
B 2399
C 2400
D 1199
- Câu 15 : Một gen có 3600 liên kết hidro bị đột biến thêm 1 cặp A-T và 1 cặp G-X. Số liên kết hidro của gen sau đột biến là:
A 3595
B 3605
C 3598
D 3602
- Câu 16 : Một phân tử protein hoàn chỉnh có 298 axit amin. Chiều dài của protein này là:
A 894 Ao
B 5100 Ao
C 1013,2 Ao
D 900 Ao
- Câu 17 : Một phân tử mARN nhân tạo có chứa 2 loại Nucleotit là A, G, . Số bộ ba tối đa có thể tạo ra là:
A 8
B 6
C 2
D 4
- Câu 18 : Gen A bị đột biến thành gen a. Chiều dài của gen a ngắn hơn chiều dài của gen A là 10,2 Ao. Dạng đột biến đã xảy ra là:
A Mất 3 cặp nucleotit
B Mất 3 nucleotit
C Mất 12 nucleotit
D Mất 6 cặp nucleotit
- Câu 19 : Một tế bào sinh dưỡng của thể ba đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 46 nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là
A 2n = 42.
B 2n = 46.
C 2n = 22.
D 2n = 24.
- Câu 20 : Cà độc dược có 2n = 24 . Có một thể đột biến trong đó cặp NST số 1 có 1 chiếc bị mất đoạn, khi giảm phân nếu các NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra giao tử không mang NST đột biến có tỉ lệ ?
A 1/2
B 1/4
C 1/1024
D 1/24
- Câu 21 : Một gen chiều dài 3468 Ao và có 30% số nuclêôtit thuộc loại guanin. Sau khi bị đột biến điểm, gen còn chứa 2651 liên kết hiđrô. Kết quả trên xác định rằng dạng đột biến gen đã xảy ra là:
A Thêm 1 cặp G - X
B Thay 1 cặp G - X bằng 1 cặp A – T
C Mất 1 cặp A - T
D Thay 1 cặp A - T bằng 1 cặp T –A
- Câu 22 : Ở một loài sinh vật có 2n = 24. Thể tam nhiễm có bao nhiêu nhiểm sắc thể?
A 36
B 25
C 24
D 37
- Câu 23 : Có 8 phân tử ADN nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch polinucleotit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là:
A 4
B 6
C 3
D 5
- Câu 24 : Một gen dài 0,408 micrômet và có tỉ lệ từng loại nuclêôtit bằng nhau. Phân tử mARN do gen tổng hợp có chứa 35% uraxin và 30% guanin. Số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử mARN là:
A rU = 420, rA = 180, rG = 360, rX = 240
B rU = 840, rA = 360, rG = 720, rX = 480
C rU = 180, rA = 420, rG = 240, rX = 360
D rU = 360, rA = 840, rG = 480, rX = 720
- Câu 25 : Một phân tử mARN bình thường có tỉ lệ A: U: G: X = 5: 3: 3: 1 và có chiều dài bằng 5100Ao. Nếu gen tạo ra phân tử mARN đó bị đột biến mất 1 cặp G-X thì số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến bằng:
A A = T = 600; G = X = 899
B A = T = 1000; G = X = 499
C A = T = 500; G = X = 999
D A = T = 900; G = X = 599
- Câu 26 : Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; XXX – Pro; GXU – Ala; XGA – Arg; UXG – Ser; AGX – Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là
A Ser-Arg-Pro-Gly
B Ser-Ala-Gly-Pro
C Pro-Gly-Ser-Ala.
D Gly-Pro-Ser-Arg.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen