Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí năm 2017 - Đề...
- Câu 1 : Các quốc gia có chung đường biên giới với Việt Nam cả trên biển và đất liền là
A Trung Quốc, Lào.
B Thái Lan, Campuchia.
C Campuchia, Trung Quốc.
D Lào, Campuchia.
- Câu 2 : Sinh vật biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới, cụ thể:
A giàu thành phần loài nhưng năng suất sinh học không cao.
B thành phần loài đa đạng, năng suất sinh học cao.
C số lượng loài ít, năng suất sinh học cao.
D thành phần loài đa dạng, chủ yếu là các loài cận nhiệt, năng suất sinh học cao.
- Câu 3 : Căn cứ vào Atlat trang 25, hãy cho biết trung tâm du lịch nào sau đây có ý nghĩa vùng ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A Cà Mau.
B Kiên Giang.
C Cần Thơ.
D An Giang.
- Câu 4 : Nhân tố quan trọng nhất khiến cho kim ngạch xuất khẩu ở nước ta liên tục tăng trong những năm gần đây là
A điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao.
C mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm.
D cơ sở vật chất - kĩ thuật được đầu tư phát triển.
- Câu 5 : Cho biểu đồ:Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A Tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn 1998 - 2014.
B Tốc độ tăng trưởng dân số của nước ta trong giai đoạn 1998 - 2014.
C Sự chuyển dịch cơ cấu dân số của nước ta trong giai đoạn 1998 - 2014.
D Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị GDP các khu vực kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2014.
- Câu 6 : Nguyên nhân cơ bản làm Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn đồng bằng sông Cửu Long là
A đất đai màu mỡ, phì nhiêu hơn.
B khí hậu thuận lợi hơn.
C giao thông thuận tiện hơn.
D lịch sử định cư sớm hơn.
- Câu 7 : Đặc điểm không đúng với cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta là
A Tương đối đa dạng.
B Ổn định về tỉ trọng giữa các ngành.
C Đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm.
D Đang có sự chuyển dịch nhằm thích nghi với tình hình mới.
- Câu 8 : Cho biểu đồ: TÌNH HÌNH XUẤT - NHẬP KHẨU Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2014Nhận xét nào dưới đây đúng về tình hình xuất - nhập khẩu ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014?
A Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều có xu hướng tăng.
B Giá trị nhập khẩu tăng nhanh nhưng không ổn định.
C Giá trị xuất khẩu mặc dù tăng nhanh và liên tục nhưng vẫn luôn nhỏ hơn giá trị nhập khẩu trong giai đoạn 2000 - 2014.
D Trong giai đoạn 2005 - 2014 nước ta trong tình trạng xuất siêu.
- Câu 9 : Đối với sản xuất nông nghiệp, đất feralit ở nước ta là loại đất thích hợp nhất để phát triển
A cây công nghiệp ngắn ngày và cây thực phẩm.
B cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.
C cây lương thực, cây rau đậu.
D cây thực phẩm, cây công nghiệp dài ngày.
- Câu 10 : Ở Đồng bằng sông Cửu Long đất phù sa ngọt phân bố:
A chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng Cà Mau.
B thành vành đai ven Biển Đông và vịnh Thái Lan.
C thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu.
D rải rác ở khắp nơi trong đồng bằng.
- Câu 11 : Căn cứ vào Atlat trang 17, hãy cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ
A Cầu Treo.
B Lao Bảo.
C Bờ Y.
D Cha Lo.
- Câu 12 : Vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta là
A Đồng bằng sông Hồng.
B Đông Nam Bộ.
C Đồng bằng sông Cửu Long.
D Bắc Trung Bộ.
- Câu 13 : Đặc điểm nào sau đây đúng với địa hình đồng bằng châu thổ sông Hồng:
A được bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
B có nhiều vũng trũng lớn chưa được phù sa bồi lấp hết.
C thường xuyên bị xâm nhập mặn và chịu tác động của thủy triều.
D địa hình cao ở rìa phía đông và đông bắc.
- Câu 14 : Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam thuộc hệ thống:
A sông Hồng.
B sông Đà.
C sông Cả.
D sông Thái Bình.
- Câu 15 : Dải đồng bằng lớn nhất để cung cấp lương thực cho vùng Bắc Trung Bộ là
A đồng bằng Bình - Trị - Thiên.
B đồng bằng Nam - Ngãi - Định.
C đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.
D đồng bằng Phú - Khánh.
- Câu 16 : Đặc điểm không đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là
A có nhiều điều kiện phát triển kinh tế liên hoàn biển - đảo - đất liền.
B lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
C tiềm lực kinh tế mạnh nhất và trình độ phát triển cao nhất cả nước.
D số lượng và chất lượng lao động vào loại hàng đầu của cả nước.
- Câu 17 : Phát triển các loại rau vụ đông như su hào, bắp cải, súp lơ… là thế mạnh của vùng
A Đồng bằng sông Hồng.
B Đồng bằng sông Cửu Long.
C Tây Nguyên.
D Bắc Trung Bộ.
- Câu 18 : Đàn trâu được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chủ yếu do
A điều kiện sinh thái thích hợp.
B nguồn thức ăn được đảm bảo.
C truyền thống chăn nuôi.
D nhu cầu thị trường lớn.
- Câu 19 : Cho bảng số liệu:DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ DIỆN TÍCH CHO SẢN PHẨMCỦA CÂY CAO SU VÀ CÂY CÀ PHÊ Ở NƯỚC TA(Đơn vị: nghìn ha) Nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích gieo trồng và diện tích cho sản phẩm của cây cao su và cây cà phê ở nước ta trong giai đoạn 2005 - 2014?
A Diện tích gieo trồng cây cao su và cà phê tăng liên tục.
B Đối với mỗi loại cây, diện tích cho sản phẩm luôn nhỏ hơn diện tích gieo trồng.
C Cây cao su tăng nhanh hơn cây cà phê cả về diện tích gieo trồng và diện tích cho sản phẩm.
D Năm 2014 diện tích gieo trồng cà phê đã vượt diện tích gieo trồng cao su.
- Câu 20 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với cấu trúc địa hình nước ta
A Địa hình có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại.
B Địa hình có sự phân bậc rõ rệt và phân hóa đa dạng.
C Địa hình thấp dần từ đông bắc xuống đông nam.
D Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính.
- Câu 21 : Nhà máy thủy điện nào sau đây không thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ?
A A Vương.
B Sông Hinh.
C Thác Bà.
D Đa Nhim.
- Câu 22 : Dãy núi được coi là ranh giới khí hậu giữa hai miền khí hậu phía Bắc và phía Nam là
A Hoàng Liên Sơn.
B Hoành Sơn.
C Bạch Mã.
D Trường Sơn Bắc.
- Câu 23 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết ở nước ta rừng trên núi đá vôi tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
A Đồng bằng sông Hồng.
B Bắc Trung Bộ.
C Tây Nguyên.
D Đông Nam Bộ.
- Câu 24 : Đặc điểm không đúng với lao động nước ta hiện nay là
A Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh.
B Lao động giàu kinh nghiệm sản xuất đặc biệt trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp.
C Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
D Cơ cấu lao động theo ngành tương đối đồng đều và ổn định qua các năm.
- Câu 25 : Cho bảng số liệu:NĂNG SUẤT LÚA CẢ NĂM VÀ NĂNG SUẤT CÁC VỤ CHÍNH Ở NƯỚC TATRONG GIAI ĐOẠN 1995 - 2014(Đơn vị: tạ/ha) Nhận xét nào sau đây không đúng về năng suất lúa cả năm và năng suất các vụ chính của nước ta trong giai đoạn 1995 - 2014?
A Năng suất lúa cả năm của nước ta liên tục tăng.
B Hè thu là vụ lúa có năng suất cao nhất trong năm.
C Năng suất vụ hè thu thấp hơn năng suất lúa cả năm.
D Năng suất vụ hè thu cao hơn năng suất vụ mùa.
- Câu 26 : Phần lớn lao động nước ta hiện nay tập trung ở khu vực
A nông - lâm - thủy sản.
B công nghiệp.
C xây dựng.
D dịch vụ.
- Câu 27 : Đặc điểm cơ bản của trung tâm công nghiệp là
A gắn liền với các đô thị vừa và lớn.
B hình thức tổ chức lãnh thổ ở trình độ cao nhất.
C không có dân cư sinh sống.
D phân bố gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu.
- Câu 28 : Căn cứ vào biểu đồ cột thuộc bản đồ Thủy sản (năm 2007) ở Atlat trang 20, hãy cho biết trong giai đoạn 2000 - 2007, sản lượng thủy sản nuôi trồng của nước ta tăng
A khoảng 1,6 lần.
B khoảng 2,6 lần.
C khoảng 3,6 lần.
D khoảng 4,6 lần.
- Câu 29 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng Bắc Trung Bộ?
A Dễ bị hạn hán về mùa khô.
B Dân cư có kinh nghiệm trong đấu tranh, chinh phục tự nhiên.
C Trình độ thâm canh cao bậc nhất cả nước.
D Hướng chuyên môn hóa trong chăn nuôi là nuôi trâu, bò lấy thịt.
- Câu 30 : Ngành công nghiệp không thuộc nhóm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là
A chế biến gạo, ngô xay xát.
B sản xuất hàng tiêu dùng.
C sản xuất rượu, bia, nước ngọt.
D chế biến chè, cà phê, thuốc lá.
- Câu 31 : Nếu so sánh về tổng chiều dài các tuyến đường của các loại hình giao thông vận tải đường bộ, đường sắt và đường sông thì
A đường sắt là ít nhất.
B đường sắt là nhiều nhất.
C đường sông là ít nhất.
D đường bộ là ít nhất.
- Câu 32 : Cho bảng số liệu:DIỆN TÍCH RỪNG Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2005 - 2014Để thể hiện tổng diện tích rừng (gồm diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng) và độ che phủ rừng ở nước ta trong giai đoạn 2005 - 2014, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A Biểu đồ cột.
B Biểu đồ đường.
C Biểu đồ kết hợp.
D Biểu đồ miền..
- Câu 33 : Công nghiệp năng lượng ở nước ta được chia thành
A công nghiệp khai thác và công nghiệp điện lực.
B công nghiệp khai thác và thủy điện.
C công nghiệp điện lực và khai thác than.
D công nghiệp điện lực và khai thác dầu.
- Câu 34 : Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là:
A châu Á - Thái Bình Dương và EU.
B Bắc Mĩ.
C Tây Âu.
D Trung Quốc.
- Câu 35 : Đặc điểm tự nhiên tạo nên cơ sở cho việc hình thành vùng chuyên canh chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A đất feralit giàu dinh dưỡng.
B khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh.
C chủ yếu là địa hình đồi núi.
D lượng ẩm cao.
- Câu 36 : Tác dụng chính của việc trồng rừng ven biển ở Bắc Trung Bộ là
A điều hoà nguồn nước ở vùng ven biển.
B hạn chế tác hại của bão đổ bộ từ biển vào.
C hạn chế sự di chuyển của cồn cát.
D chống xói mòn, rửa trôi.
- Câu 37 : Tỉnh nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia là
A Gia Lai.
B Kon Tum.
C Đắk Lắk.
D Đắk Nông.
- Câu 38 : Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp chung của Atlat trang 21, hãy xác định các trung tâm công nghiệp có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng ở nước ta là
A Biên Hòa, Vũng Tàu.
B Cần Thơ, Thủ Dầu Một.
C Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh.
D Hải Phòng, Đà Nẵng.
- Câu 39 : Quần đảo Hoàng Sa của nước ta trực thuộc tỉnh/thành phố
A Quảng Nam.
B Khánh Hòa
C Bà Rịa - Vũng Tàu.
D Đà Nẵng.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)