- Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 193...
- Câu 1 : Sự ra đời và lên nắm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số quốc gia đã tạo ra nguy cơ gì đối với nhân loại?
A Chiến tranh thế giới
B Chiến tranh cục bộ
C Chiến tranh xâm lược
D Chiến tranh hạt nhân
- Câu 2 : Hình thức mặt trận nào được thành lập trong giai đoạn 1936-1939 có nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết nhân dân đấu tranh?
A Mặt trận nhân dân Đông Dương
B Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
C Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
D Mặt trận phản đế đồng minh Đông Dương
- Câu 3 : Đại hội VII của Quốc tế cộng sản đã xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới là lực lượng nào?
A Tư bản tài chính
B Chủ nghĩa thực dân
C Chủ nghĩa đế quốc
D Chủ nghĩa phát xít
- Câu 4 : Mít tinh, biểu tình, đưa “dân nguyện” là hình thức đấu tranh của phong trào nào trong năm 1937?
A Đấu tranh nghị trường
B Đón rước phái viên và toàn quyền mới
C Phong trào Đông Dương đại hội
D Đấu tranh báo chí
- Câu 5 : Trong những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít đã lên nắm quyền ở những quốc gia nào?
A Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản
B Đức, Italia, Nhật Bản
C Đức, Tây Ban Nha, Italia
D Đức, Áo- Hung
- Câu 6 : Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương từ năm 1936 đến năm 1939 được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định là
A Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh.
B Chống phát xít, chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai của Nhật.
C Chống đế quốc và chống phong kiến giành độc lập dân tộc.
D Chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh và tay sai của Nhật.
- Câu 7 : Đâu không phải là phong trào được tiến hành trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939?
A Đông Dương đại hội.
B Đón phái viên và toàn quyền mới.
C Đấu tranh báo chí.
D Cuộc tấn công vào khu Đấu Xảo (Hà Nội).
- Câu 8 : Hình thức đấu tranh nào dưới đây không được sử dụng trong phong trào dân chủ 1936 – 1939?
A Đấu tranh vũ trang.
B Đấu tranh báo chí.
C Đấu tranh nghị trường.
D Mittinh, đưa dân nguyện.
- Câu 9 : Tại sao Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định sử dụng hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp trong phong trào dân chủ 1936-1939?
A QQuốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước.
B Chính phủ Pháp ban hành chính sách nới lỏng cho thuộc địa.
C Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe doạ hoà bình an ninh thế giới.
D Đời sống của các tầng lớp nhân dân ta rất cực khổ.
- Câu 10 : Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm của phong trào Đông Dương đại hội?
A Thành lập nhiều ủy ban hành động ở nhiều địa phương.
B Đưa yêu sách đòi Pháp thả tự do cho tù chính trị.
C Quần chúng tổ chức các cuộc mít tinh, hội họp, diễn thuyết.
D Công khai tờ báo Tiền phong, Dân chúng, Lao động,…
- Câu 11 : Tại sao phong trào đấu tranh công khai của nhân dân Việt Nam bị thu hẹp dần từ cuối năm 1938?
A Bọn thực dân phản động Pháp cấm hoạt động cách mạng.
B Nhân dân đã giành được nhiều quyền lợi về dân sinh, dân chủ.
C Đảng chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng.
D Phong trào đấu tranh của nhân dân bị đàn áp đẫm máu.
- Câu 12 : Nội dung nào sau đây không góp phần khẳng định phong trào 1936-1939 là một cuộc vận động dân chủ nhưng vẫn mang tính dân tộc?
A Kẻ thù của phong trào là bộ phận nguy hiểm nhất của dân tộc.
B Các quyền dân chủ thực chất là quyền lợi mỗi dân tộc cần phải có.
C Phong trào là bước chuẩn bị tất yếu cho sự phát triển của cách mạng ở giai đoạn sau.
D Phong trào có sự đoàn kết với cả lực lượng ngoại kiều ở Đông Dương chống phát xít.
- Câu 13 : Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc vận động dân chủ 1936-1939 đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A Mở rộng ảnh hưởng của Đảng cộng sản Đông Dương trong quần chúng.
B Là cuộc tổng diễn tập lần 2 chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám.
C Xây dựng được một đội quân chính trị hùng hậu từ thành thị đến nông thôn.
D Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số quyền dân sinh, dân chủ.
- Câu 14 : Nhiệm vụ đấu tranh trước mắt của phong trào dân chủ 1936- 1939 có gì khác biệt so với phong trào cách mạng 1930-1931?
A Tập trung chống Pháp để giành độc lập dân tộc.
B Tập trung giải quyết vấn đề đấu tranh giai cấp.
C Đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
D Tập trung giải quyết cả vấn đề dân tộc và dân chủ
- Câu 15 : Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho Đảng Cộng sản Đông Dương trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam ở giai đoạn sau?
A Phải xây dựng một mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi.
B Kết hợp nhiều hình thức đấu tranh phong phú.
C Nhạy bén trong giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề chiến lược và sách lược.
D Phải biết tranh thủ những điều kiện khách quan thuận lợi.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 1 Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 3 Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4 Các nước Châu Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 5 Các nước Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 6 Các nước châu Phi
- - Trắc nghiệm Bài 7 Các nước Mĩ La - tinh - Lịch sử 9
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 10 Các nước Tây Âu