Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 8 (...
- Câu 1 : Axit abxixic (ABA) tăng lên là nguyên nhân gây ra:
A Việc đóng khí khổng khi cây ở ngoài sáng.
B Việc mở khí khổng khi cây ở ngoài sáng.
C Việc đóng khí khổng khi cây ở trong tối.
D Việc mở khí khổng khi cây ở trong tối.
- Câu 2 : Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt là:
A Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn.
B Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt.
C Nhai thức ăn trước khi nuốt.
D Chỉ nuốt thức ăn
- Câu 3 : Vì sao lưỡng cư sống được nước và cạn?
A Vì nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú.
B Vì hô hấp bằng da và bằng phổi.
C Vì da luôn cần ẩm ướt.
D Vì chi ếch có màng, vừa bơi, vừa nhảy được ở trên cạn
- Câu 4 : Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:
A Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
B Trung ương thần kinh.
C Tuyến nội tiết.
D Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…
- Câu 5 : Nhiệt độ môi trường tăng, ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ sinh trưởng, tuổi phát dục của động vật biến nhiệt?
A Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục rút ngắn.
B Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục kéo dài.
C Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục kéo dài.
D Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục giảm.
- Câu 6 : Môi trường sống không đồng nhất và thường xuyên thay đổi, loại quần thể nào sau đây có khả năng thích nghi cao nhất?
A Quần thể có kích thước lớn và sinh sản giao phối
B Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản giao phối
C Quần thể có kích thước lớn và sinh sản tự phối.
D Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản vô tính
- Câu 7 : Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau :Xác suất để người III2 mang gen bệnh là:
A 0,750.
B 0,667
C 0,335
D 0,5
- Câu 8 : Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng thu được F1 phân li theo tỉ lệ: 37,5% cây thân cao, hoa trắng : 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ : 12,5% cây thân cao, hoa đỏ : 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây bố, mẹ trong phép lai trên là:
A AaBb x aabb
B AB//ab x ab//ab
C AaBB x aabb
D Ab//aB x ab//ab
- Câu 9 : Ở một quần thể ngẫu phối, xét ba gen, gen 1 và 2 đều có 3 alen nằm trên một cặp NST thường, gen 3 có 4 alen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả ba gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là:
A 450
B 504.
C 630
D 36
- Câu 10 : Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định và tính trạng trội là trội hoàn toàn. ở phép lai: (AB//ab)Dd x (AB//ab)dd, nếu xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số là 20% thì kiểu hình A-B-D- ở đời con chiếm tỷ lệ:
A 30%
B 45%
C 35%
D 33%
- Câu 11 : Cho các khâu sau:1. Trộn 2 loại ADN với nhau và cho tiếp xúc với enzim ligaza để tạo ADN tái tổ hợp.2. Tách thể truyền (plasmit) và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.3. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận.4. Xử lí plasmit và ADN chứa gen cần chuyển bằng cùng một loại enzim cắt giới hạn.5. Chọn lọc dòng tế bào có ADN tái tổ hợp. 6. Nhân các dòng tế bào thành các khuẩn lạc.Trình tự các bước trong kĩ thuật di truyền là:
A 1,2,3,4,5,6
B 2,4,1,3,5,6
C 2,4,1,5,3,6.
D 2,4,1,3,6,5
- Câu 12 : Cho phép lai P : AaBbDdEe x AaBbddEe. Nếu biết một gen quy định một tính trạng, các tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỷ lệ kiểu hình có ít nhất 1 tính trạng trội là:
A 1/128
B 127/128
C 27/128
D 27/64
- Câu 13 : Trong diễn thế sinh thái, dạng sinh vật nào sau đây có vai trò quan trọng nhất đối với việc hình thành quần xã mới?
A Vi sinh vật
B Sinh vật sống hoại sinh.
C Hệ thực vật
D Hệ động vật
- Câu 14 : Đột biến mất một cặp nucleotit trên gen có thể do:
A do chất 5-BU trong qúa trình nhân đôi
B acridin chèn vào mạch khuôn của gen ban đầu.
C acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp ADN.
D acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp ARN.
- Câu 15 : Theo thuyết tiến hóa trung tính, trong sự đa hình cân bằng:
A có sự thay thế hoàn toàn một alen lặn bằng một alen trội, làm cho quần thể đồng nhất về kiểu hình.
B có sự thay thế hoàn toàn một alen trội bằng một alen lặn, làm cho quần thể có vốn gen đồng nhất.
C không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác, mà là sự duy trì ưu thế các thể dị hợp về một hoặc một số cặp alen nào đó.
D không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác, mà là sự duy trì ưu thế các thể đồng hợp về một số cặp alen nào đó.
- Câu 16 : Cho cây dị hợp về 2 cặp gen, kiểu hình cây cao hoa đỏ tự thụ phấn, ở F1 xuất hiện 4 kiểu hình trong đó cây cao hoa trắng chiếm tỷ lệ 16%. Phép lai nào dưới đây phù hợp với kết quả trên? (Biết rằng cây cao là trội hoàn toàn so với cây thấp , hoa đỏ hoàn toàn so với hoa trắng và mọi diễn biến trong giảm phân ở tế bào sinh hạt phấn và sinh noãn là giống nhau)
A AB//ab x AB//ab, f = 40%
B Ab//aB x Ab//aB, f = 40%
C AaBb x AaBb.
D AB//ab x AB//ab, f = 20%
- Câu 17 : Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau : (1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. (2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. (3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. (4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái. Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là:
A (3) và (4).
B (1) và (2).
C (2) và (3).
D (1) và (4).
- Câu 18 : Một gen đột biến đã mã hoá cho một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có 198 aa. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen đột biến nói trên có tỉ lệ A:U:G:X lần lượt là 1:2:3:4, số lượng nucleotit trên phân tử mARN này là bao nhiêu?
A 240A; 180U; 120G; 60X
B 60A; 180U; 120G; 260X
C 40A; 80U; 120G; 260X
D 180G; 240X; 120U; 60A
- Câu 19 : Tính xác suất để bố có nhóm máu A và mẹ có nhóm máu B sinh con gái có nhóm máu AB?
A 24%
B 12,5%.
C 50%
D 28,125%
- Câu 20 : các hình thức chọn lọc nào diễn ra khi điều kiện sống thay đổi:
A chọn lọc vận động , chọn lọc giới tính.
B chọn lọc phân hóa , chọn lọc ổn định
C chọn lọc vận động , chọn lọc ổn định.
D chọn lọc phân hóa , chọn lọc vận động
- Câu 21 : Ở Cà chua 2n = 24. Có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể tam nhiểm khác nhau ?
A 12
B 18
C 8
D 24
- Câu 22 : Tế bào sinh dưỡng của một loài A có bộ NST 2n = 20 . Một cá thể trong tế bào sinh dưỡng có tổng số NST là 19 và hàm lượng ADN không đổi. Tế bào đó xảy ra hiện tượng
A chuyển đoạn NST.
B lặp đoạn NST
C Sát nhập hai NST với nhau.
D mất NST
- Câu 23 : Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn chéo có thể dẫn đến điều gì:
A Thế hệ con có nhiều kiểu gen đồng hợp tử
B .Thế hệ con có nhiều kiểu gen dị hợp tử
C Thế hệ con giảm sức sống
D Thế hệ con có nhiều kiểu gen đồng hợp tử và có thể bị giảm sức sống
- Câu 24 : Các bộ ba khác nhau bởi: 1.Số lượng nuclêôtit; 2.Thành phần nuclêôtit; 3. Trình tự các nuclêôtit; 4. Số lượng liên kết photphodieste. Câu trả lời đúng là:
A 2và 3
B 1, 2 và 3
C 1 và 4.
D 3 và 4.
- Câu 25 : Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây sai?
A Trong mỗi chạc hình chữ Y, các mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 3’ → 5’.
B Các đoạn Okazaki sau khi được tổng hợp xong sẽ được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza.
C Trong mỗi chạc hình chữ Y, trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn.
D Quá trình nhân đôi ADN trong nhân tế bào là cơ sở cho quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể.
- Câu 26 : Khoảng thuận lợi của nhân tố sinh thái là khoảng mà tại đó
A sinh vật bị ức chế hoạt động sinh lí
B sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
C tỉ lệ tử vong của các cá thể tăng, tỉ lệ sinh giảm
D sinh vật cạnh tranh khốc liệt nhất.
- Câu 27 : Để duy trì và phát triển quần thể loài A cần có số lượng cá thể ít nhất là 25 cá thể/quần thể. Biết không có hiện tượng di – nhập cư. Người ta thống kê 4 quần thể của loài ở các môi trường ổn định khác nhau, thu được kết quả như sau:Quần thể nào có nguy cơ tuyệt chủng ?
A Quần thể IV
B Quần thể III
C Quần thể I
D Quần thể II.
- Câu 28 : Khi nói về kích thước quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?I. kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì phát triển.II. Kích thước tối đa là số lượng cá thể lớn nhất mà quần thể có thể có được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.III. Kích thước của quần thể thường được duy trì ổn định, ít thay đổi theo thời gian.IV. Kích thước của quần thể phụ thuộc vào tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong, nhập cư, xuất cư.
A 1
B 3
C 4
D 2
- Câu 29 : Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật sản xuất như sau:- Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 275 × 105 kcal- Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 28 × 105 kcal- Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 21 × 104 kcal- Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 165 × 102 kcal- Sinh vật tiêu thụ bậc 5: 1490 kcalHiệu suất sinh thái giữa sinh vật tiêu thụ bậc 3 và sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
A 7,857%
B 9,03%
C 7,5%.
D 10,18%
- Câu 30 : Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂Aa x ♀ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, 20% số tế bào xảy ra hiện tượng cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Nếu sự kết hợp giữa các loại đực và cái trong thụ tinh là ngẫu nhiên, theo lí thuyết trong tổng số các hợp tử được tạo ra ở thế hệ F1, hợp tử có kiểu gen AAa chiếm tỉ lệ ?
A 12,5%
B 2,5%
C 10%
D 50%
- Câu 31 : Ở một loài động vật giới đực dị giao tử, tính trạng râu mọc ở cằm do một cặp alen trên NST thường chi phối, tiến hành phép lai P thuần chủng, tương phản được F1: 100% con đực có râu và 100% cái không râu, cho F1 ngẫu phối với nhau được đời F2, trong số những con cái 75% không có râu, trong khi đó trong số các con đực 75% có râu. Có bao nhiêu nhận định dưới đây là chính xác?I. Tính trạng mọc râu do gen nằm trên NST giới tính chiphối.II. Tỷ lệ có râu: không râu cả ở F1và F2 tính chung cho cả 2 giới là1:1III.Cho các con cái F2 không râu ngẫu phối với con đực không râu, ở đời sau có 83,33% cá thể khôngrâuIV. Nếu cho các con đực có râu ở F2 lai với các con cái không râu ở F2, đời F3 vẫn thu được tỷ lệ 1:1 về tính trạng này.
A 3
B 1
C 2
D 4
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen