- Thử sức cùng đề thi chuyên - Phần Nhiệt học II (...
- Câu 1 : Đun 15kg nước đá ở -100C đến sôi.a/ Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho lượng nước nói trên.b/ Với lượng củi than 1,5kg, có thể thực hiện quá trình trên được không? Biết hiệu suất của bếp là 50%, năng suất tỏa nhiệt của than củi là 10.106J/kg.
- Câu 2 : Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg nước tăng nhiệt độ từ -200C biến thành hơi.
- Câu 3 : Bỏ một quả cầu bằng đồng thau có khối lượng 1kg được đun nóng đến 1000C vào thùng sắt có khối lượng 500g đựng 2kg nước ở 200C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường.a/ Tìm nhiệt độ cuối cùng của nước. Biết nhiệt dung riêng của đồng thau, sắt và nước lần lượt là c1 = 3,8.103J/kg.K ; c2 = 0,46.103J/kg.K ; c3 = 4,2.103J/kg.K.b/ Tìm nhiệt lượng cần thiết để đun nước từ nhiệt độ ở câu a ( có cả quả cầu) đến 500C.
- Câu 4 : Bỏ 100g nước đá ở 00C vào 300g nước ở 200C.a/ Nước đá tan hết không ? Cho biết nhiệt nóng chảy của nước đá = 3,4.105J/kg và nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.b/ Nếu không tan hết, tính khối lượng nước đá còn lại.
- Câu 5 : Dẫn 100g hơi nước vào bình cách nhiệt đựng nước đá ở -40C. Nước đá tan hoàn toàn và lên đến 100C.a/ Tìm khối lượng nước đá có trong bình. Biết nhiệt nóng chảy của nước đá là =3,4.105J/kg, nhiệt hóa hơi của nước là 2,3.106J/kg, nhiệt dung riêng của nước là c1 = 4200J/kg.K , của nước đá là c2 = 1800J/kg.K.b/ Để tạo nên 100g hơi nước ở nhiệt độ 1000C từ nước có nhiệt độ ban đầu 200C bằng bếp dầu có hiệu suất H = 40%. Tìm lượng dầu cần dùng, biết năng suất tỏa nhiệt của dầu là q = 4,5.107J/kg.
- Câu 6 : Để xác định nhiệt độ của một bếp lò người ta làm như sau; Bỏ vào lò một khối đồng hình lập phương có cạnh a = 2cm, sau đó lấy khối đồng bỏ trên một tảng nước đá ở 00C. Khi có cân bằng nhiệt, mặt trên của khối đồng chìm dưới mặt nước đá 1 đoạn b = 1cm. Biết khối lượng riêng của đồng là Do = 8900kg/m3, nhiệt dung riêng của đồng co = 400J/kg.k, nhiệt nóng chảy của nước đá = 3,4.105J/kg.K , khối lượng riêng của nước đá D = 900kg/m3. Giả sử nước đá chỉ tan có dạng hình hộp có tiết diện bàng tiết diện khối đồng.
- Câu 7 : Một thỏi hợp kim chì kẽm có khối lượng 500g ở nhiệt độ 1200C được thả vào một nhiệt lượng kế có nhiệt dung 300J/độ chứa 1lít nước ở 200C. Nhiệt độ khi cân bằng là 220C. Tìm khối lượng chì kẽm có trong hợp kim. Biết nhiệt dung riêng của chì kẽm lần lượt là 130J/kg.K , 400J/kg.k và nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.
- Câu 8 : Một thau nhôm có khối lượng 0,5kg đựng 2kg nước ở nhiệt độ 200C.a/ Thả vào thau nước một thỏi đồng có khối lượng 200g lấy ở lò ra. Nước nóng đến 21,20C. Tìm nhiệt độ của bếp lò. Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước, đồng lần lượt là c1 = 800J/kg.K ; c2 = 4200J/kg.K ; c3 = 380J/kg.K, bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra môi trường.b/ Thực ra trong trường hợp này , nhiệt lượng tỏa ra môi trường là 10%. Tìm nhiệt độ thực của bếp lò.c/ Nếu tiếp tục bỏ vào thau nước một cục nước đá có khối lượng 100g ở 00C. Nước đá tan hết không? Tìm nhiệt độ cuối cùng của hệ thống hoặc lượng nước đá còn sót lại nếu nó không tan hết. Biết nhiệt nóng chảy của nước đá là = 3,4.105J/kg.
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 22 Dẫn nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 12 Sự nổi
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 13 Công cơ học
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 25 Phương trình cân bằng nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 26 Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 28 Động cơ nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 27 Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 19 Các chất được cấu tạo như thế nào?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 20 Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- - Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 21 Nhiệt năng