Thi online_Tinh thần yêu nước của nhân dân ta_Có l...
- Câu 1 : Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” ( Ngữ văn 7 – Tập 2)a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?b) Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết các câu rút gọn thành phần nào ?c) Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích ?
- Câu 2 : Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cả lũ cướp nước”.(Trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh)a. Tìm các trạng ngữ trong đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của chúng.b. Trong câu cuối của đoạn văn, tác giả dùng hình ảnh nào để thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh ấy.
- Câu 3 : Phân tích các giá trị nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn nghị luận sau: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trật chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên ruộng đất cho Chính phủ… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước”.(Trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh )
Xem thêm
- - Thi online_Cổng trường mở ra_Có lời giải chi tiết
- - Thi online_Mẹ tôi_Có lời giải chi tiết
- - Thi online_Cuộc chia tay của những con búp bê (Đề 1)_Có lời giải chi tiết
- - Thi online_Cuộc chia tay của những con búp bê (Đề 2)_Có lời giải chi tiết
- - Thi online_Những câu hát về tình cảm gia đình, Tình yêu quê hương đất nước_Có lời giải chi tiết
- - Thi online_Những câu hát than thân, châm biếm_Có lời giải chi tiết
- - Thi online_Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh_Có lời giải chi tiết
- - Thi online_Bánh trôi nước_Có lời giải chi tiết
- - Thi online_Qua đèo ngang_Có lời giải chi tiết
- - Thi online_Bạn đến chơi nhà_Có lời giải chi tiết