Ôn tập (Có lời giải chi tiết)
- Câu 1 : Những dấu vết của Người tối cổ được phát hiện ở
A miền Đông châu Phi, đảo Giava, gần Bắc Kinh (Trung Quốc).
B miền Nam châu Phi, đảo Giava, Bắc Kinh (Trung Quốc).
C miền Tây Á, Bắc Kinh (Trung Quốc), Đông Nam Á.
D miền Bắc Á, Đông Nam Á, miền Đông châu Phi.
- Câu 2 : Các quốc gia cổ đại phương Đông bao gồm
A Ai Cập, Hi Lạp, Lưỡng Hà, Trung Quốc.
B Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Rô-ma.
C Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.
D Hi Lạp, Rô-ma, Ai Cập, Lưỡng Hà.
- Câu 3 : Các tầng lớp chính trong xã hội cổ đại phương Đông bao gồm
A Nông dân công xã, chủ nô, nô lệ.
B Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.
C Chủ nô, nô lệ, quý tộc.
D Quý tộc, nông dân công xã, chủ nô.
- Câu 4 : Khi xuất hiện sự tư hữu, xã hội có sự thay đổi gì?
A Phân chia kẻ giàu, người nghèo dẫn đến hình thành giai cấp.
B Của cải dư thừa dẫn đến khủng hoảng thừa.
C Những người giàu có, phung phí tài sản.
D Người quá giàu, người quá nghèo.
- Câu 5 : Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông là nhà nước
A Do vua đứng đầu, có quyền cao nhất.
B Vua có danh nhưng không có thực quyền.
C Quyền lực phân tán cho các quan lại, quý tộc.
D Quyền lực tập trung trong tay quý tộc.
- Câu 6 : Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là
A bầy người.
B nhóm người
C đoàn người
D thị tộc.
- Câu 7 : Nội dung nào không thuộc nét cơ bản của lịch sử loài người từ khi xuất hiện đến cuối thời cổ đại?
A Quá trình lao động và biến chuyển của loài người.
B Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
C Các thành tựu văn hóa lớn thời kì cổ đại.
D Sự hình thành của chủ nghĩa tư bản.
- Câu 8 : Các quốc gia cổ đại phương Tây có đặc điểm gì?
A Hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.
B Hình thành trên các bán đảo và đảo.
C Hình thành trên các vùng đồng bằng.
D Hình thành trên các vùng cao nguyên.
- Câu 9 : Người tình khôn có điểm gì khác với Người tối cổ về hình dáng?
A Đứng thẳng, trán cao, mặt phẳng, bàn tay nhỏ, hàm lui vào, răng gọn, đều...
B Đứng thẳng, trán dô, mặt phẳng, bàn tay nhỏ, hàm lui vào, răng gọn, đều...
C Đứng thẳng, trán dô, tay dài quá đầu gối, răng đều.
D Đứng thẳng, trán dô, mặt phẳng, tay chân dài
- Câu 10 : Qua những thành tựu văn hóa thời cổ đại, có thể rút ra kết luận gì khi tìm hiểu lịch sử loài người từ khi xuất hiện đến cuối thời kì cổ đại?
A Con người đã tạo ra những thành tựu văn hóa cổ đại phong phú, đa dạng.
B Khả năng to lớn của trí tuệ con người.
C Đặt khả năng cho sự phát triển của văn minh nhân loại sau này.
D Tất cả các câu trên đúng
- Câu 11 : Sự phân hóa giai cấp trong xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây dựa trên nền tảng
A kinh tế
B chính trị.
C xã hội.
D văn hóa.
- Câu 12 : Tại sao ngày nay vượn sẽ không tiến hóa thành người hoặc không có quá trình ngược lại người tiến hóa thành vượn?
A Con người kìm hãm quá trình tiến hóa của loài vượn.
B Sự khác nhau trong cách sống, cách sinh hoạt.
C Loài vượn ngày nay gần như đã tuyệt chủng.
D Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học hiện đại.
- Câu 13 : Mùa xuân năm 40 đã diễn ra sự kiện gì quan trọng trong lịch sử nước ta?
A Hai Bà Trưng kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
B Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).
C Hai Bà Trưng xây dựng chính quyền tự chủ.
D Hai Bà Trưng tập trung chuẩn bị lực lượng kháng chiến.
- Câu 14 : Năm 111 TCN đã diễn ra sự kiện gì quan trọng có liên quan đến chính sách cai trị của nhà Hán đối với nước ta?
A Nhà Hán chia Âu Lạc thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
B Triệu Đà đánh bại người Hán từ phương Bắc tràn xuống.
C Triệu Đà sáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt.
D Tô Định được cử sang làm thái thú quận Giao Chỉ.
- Câu 15 : Trước thế mạnh của giặc, Lý Nam Đế đã thực hiện kế hoạch gì?
A Thực hiện “vườn không nhà trống”, gây cho giặc nhiều khó khăn.
B Dồn lực lượng để tấn công quân giặc.
C Lui quân về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
D Xây dựng phòng tuyến xung quanh thành.
- Câu 16 : Nền độc lập tự chủ của dân tộc ta được duy trì trong gần một thập kỉ (713 – 722) là kết quả của cuộc khởi nghĩa nào?
A Khởi nghĩa Lý Bí.
B Khởi nghĩa Phùng Hưng.
C Khởi nghĩa Bà Triệu
D Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
- Câu 17 : Hãy điền từ thích hợp để hoàn chỉnh đoạn tư liệu sau:“Sử nhà Đông Hán cũng phải thừa nhận: Ở đất Giao Chỉ… thứ sử trước sau phần lớn (1), trên thì bợ đỡ kẻ quyền quý, dưới thì thu vét của cải của (2), cho đến khi (3) xin đổi về nước”
A (1) thanh liêm, (2) nhân dân, (3) già yếu.
B (1) không thanh liêm, (2) dân, (3) đầy túi.
C (1) không thanh liên, (2) dân, (3) già yếu.
D (1) thanh liêm, (2) dân, (3) đầy túi.
- Câu 18 : Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận là
A Giao Chỉ và Cửu Châu.
B Cửu Chân và Giao Châu.
C Giao Chỉ và Cửu Chân.
D Cửu Chân, Nhật Nam.
- Câu 19 : Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179TCN đến thế kỉ X là thời kì Bắc thuộc?
A Do chịu ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
B Do luôn có quan hệ ngoại giao thân thiết với phương Bắc.
C Do ảnh hưởng bởi văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc.
D Do đất nước ta bị chia cắt bởi các triều đại phong kiến phương Bắc.
- Câu 20 : Một trong những chính sách cai trị nổi bật của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc là
A Tập trung phát triển kinh tế - văn hóa trong nhân dân.
B Đưa người Hán sang sống chung với người Việt.
C Phát triển công nghiệp nặng trong công nghiệp nhà nước.
D Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài.
- Câu 21 : Nội dung nào sau đây không thuộc chuyển biến về kinh tế nước ta dưới thời kì Bắc thuộc?
A Nhân dân biết sử dụng sức kéo của trâu bò.
B Buôn bán với các nước xung quanh có sự khởi sắc.
C Nghề rèn sắt phát triển.
D Nhân dân biết thâm canh, tăng vụ.
- Câu 22 : Tại sao nhà Hán lại gộp Âu Lạc và 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao?
A Biến nước ta thành một bộ phận lãnh thổ Trung Quốc.
B Tăng cường vơ vét được nhiều của cải, sản vật.
C Đàn áp dễ dàng các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta.
D Thực hiên chính sách đồng hóa dễ dàng.
- Câu 23 : Nhân dân và hào kiệt khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Lý Bí không vì lí do gì?
A Do chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Lương.
B Lý Bí là người tài giòi, có uy tín trong nhân dân.
C Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư tàn bạo.
D Lý Bí đã gây dựng được nhà nước Vạn Xuân độc lập.
- Câu 24 : Điểm khác trong chính sách cai trị ở cấp huyện từ thế kỉ I đến VI của các triều đại phong kiến phương Bắc so với thời kì trước là
A Đưa người Hán sang làm Huyện lệnh.
B Để Lạc tướng cai trị các huyện.
C Đưa người sang sinh sống cùng người Việt
D Đứng đầu châu là Thứ sử.
- Câu 25 : Khái niệm “kháng chiến” và “khởi nghĩa” khác nhau ở điểm mấu chốt nào?
A có hay chưa có quân xâm lược.
B có hay chưa có văn hóa dân tộc
C có hay chưa có chính quyền tự chủ.
D có hay chưa có viên tướng lãnh đạo.
- Câu 26 : Cuộc kháng chiến chống quân Lương do Triệu Quang Phục lãnh đạo đã để lại bài học gì về thời cơ?
A Tiến đánh khi địch gặp khó khăn.
B Đánh trúng vào căn cứ trung tâm của địch.
C Phát huy tinh thần đoàn kết của dân tộc.
D Thực hiện chiến thuật đánh du kích.
- - Trắc nghiệm Bài 1 Sơ lược về môn Lịch sử
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 2 Cách tính thời gian trong lịch sử
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 3 Xã hội nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 4 Các quốc gia cổ đại phương Đông
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 5 Các quốc gia cổ đại phương Tây
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 6 Văn hoá cổ đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 7 Ôn tập
- - Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Lịch sử 6 năm học 2016-2017
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 8 Thời nguyên thủy trên đất nước ta
- - Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 9 Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta