Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-10...
- Câu 1 : Trước tình hình nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo:
A Đánh du kích.
B Phòng thủ
C Đánh lâu dài.
D “Tiến công trước để tự vệ”
- Câu 2 : Mục đích Lý Thường Kiệt khi đánh vào đất Tống là:
A Đánh vào Bộ chỉ huy của quân Tống.
B Đánh vào nơi Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt.
C Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt.
D Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt.
- Câu 3 : Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống đoạn viết dưới đây:Tháng 1/1077, đại quân Tống vượt cửa ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta …………. Đánh những trận nhỏ, nhằm cản bước tiến của chúng.
A Quân đội của Đinh Bộ Lĩnh.
B Quân đội nhà Lý.
C Quân đội cùa Lê Hoàn.
D Quân đội nhà Ngô.
- Câu 4 : Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách
A Thương lượng, đề nghị “giảng hòa”.
B Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.
C Kí hòa ước kết thúc chiến tranh.
D Đề nghị “giảng hòa” củng cố lực lượng, chờ thời cơ.
- Câu 5 : Đây là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Người chỉ huy trận đánh - Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta. Đó là:
A Trận Bạch Đằng năm 981.
B Trận đánh châu Ung ( 10/1075).
C Trận Như Nguyệt (1077).
D Trận đánh châu Khâm và châu Liêm (10/1075).
- Câu 6 : Mặc dù thắng lợi, song tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa với địch?
A Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc.
B Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống.
C Để bảo toàn lực lượng của mình.
D Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng.
- Câu 7 : Một trong những nguyên nhân xuyên suốt đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược trong thế kỉ X – XI là
A Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.
B Tinh thần yêu nước của quan lại triều đình.
C Truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.
D Chiến thuật công tâm độc đáo.
- Câu 8 : Điểm chung trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981) và cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077) là
A Đề do vua trực tiếp chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến.
B Đều đánh dấu thắng lợi bằng trận chiến trên sông.
C Đều đánh bại sự kết hợp quân thủy bộ của địch.
D Đều chủ động đánh địch trước khi chúng tiến vào.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1 Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 2 Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 3 Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 4 Trung Quốc thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 5 Ấn Độ thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 6 Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 7 Những nét chung về xã hội phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 8 Nước ta buổi đầu độc lập
- - Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm học 2016-2017
- - Trắc nghiệm Bài 9 Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Lịch sử 7