Đề thi HK1 môn Sinh lớp 12 trường THPT Nghèn - Hà...
- Câu 1 : Sản phẩm quá trình nhân đôi ADN là:
A ADN.
B ARN.
C Protein.
D lipit.
- Câu 2 : Tính phổ biến của mã di truyền là bằng chứng về:
A tính thống nhất của sinh giới
B tính đặc hiệu của thông tin di truyền đối với loài
C nguồn gốc chung của sinh giới
D sự tiến hóa liên tục
- Câu 3 : Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn cho quá trình dịch mã
A ADN
B mARN
C tARN
D rARN
- Câu 4 : Dạng đột biến phát sinh do không hình thành thoi vô sắc trong quá trình phân bào là đột biến
A tự đa bội.
B chuyển đoạn NST
C lệch bội
D lặp đoạn NST.
- Câu 5 : Phép lai AAaa × AAaa . ở thế hệ sau với tỉ lệ thuần chủng là
A 1/18
B 6/36
C 1/36
D 1/2.
- Câu 6 : Xét các loại đột biến sau:1. Đột biến mất đoạn 2. Đột biến lặp đoạn
3. Đột biến đảo đoạn 4. Đột biến chuyển đoạn trên cùng một NST
Những dạng đột biến không làm thay đổi số lượng gen của nhóm liên kết là:A 2, 3, 4
B 2,3
C 3, 4
D 1, 2
- Câu 7 : Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:
(1) Ung thư máu. (2) Hồng cầu hình liềm. (3) Bạch tạng. (4) Hội chứng Claiphento
(5) Dính ngón tay số 2 và 3. (6) Máu khó đông. (7) Hội chứng Tơcno
(8) Hội chứng Đao. (9) Mù màu
Những thể đột biến nào là đột biến lệch bội?A (4), (7), và (8)
B (4), (7) và (2)
C (1), (3) và (9)
D (1), (3) và (8)
- Câu 8 : Đối tượng nghiên cứu của Menđen là:
A Ruồi giấm.
B Hoa liên hình.
C Thỏ.
D Đậu hà lan.
- Câu 9 : Quần thể nào sau đây đạt trạng thái cân bằng
A 0,25AA + 0,50Aa + 0,25aa = 1.
B 0,50AA + 0,40Aa + 0,10aa = 1.
C 0,7AA + 0,2Aa + 0,1 aa = 1
D 0,42AA + 0,49Aa + 0,09aa =1
- Câu 10 : Một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa . Tần số alen A và a lần lượt là
A 0,5 và 0,5.
B 0,2 và 0,8.
C 0,6 và 0,4.
D 0,7 và 0,3
- Câu 11 : Cho các cá thể có kiểu gen AaBBDdEe tự thụ phấn, thế hệ sau có tỉ lệ kiểu hình A-BBD-E- là
A 1/64
B 3/64
C 9/64
D 27/64
- Câu 12 : Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị gen với tần số 30%. Cho biết không xảy ra đột biến. Tỉ lệ giao tử Ab là
A 35%
B 15%.
C 20%.
D 25%.
- Câu 13 : Trong trường hợp trội hoàn toàn, tỉ lệ phân li kiểu hình 1: 1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai
A Aa × Aa
B Aa × aa
C AA × Aa
D AA × aa.
- Câu 14 : Để xác định một tính trạng nào đó do gen trong nhân hay gen ở tế bào chất quy định, người ta sử dụng phương pháp
A lai gần
B lai xa
C lai phân tích
D lai thuận nghịch.
- Câu 15 : Phương pháp lai nào sau đây tạo ưu thế lai tốt nhất?
A Lai khác thứ.
B lai khác nòi.
C Lai khác dòng.
D Lai khác loài.
- Câu 16 : Khi lai giữa P đều thuần chủng, đời F1 chỉ xuất hiện kiểu hình cây quả tròn, ngọt. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có 4 kiểu hình theo tỷ lệ như sau: 66% cây quả tròn, ngọt: 9% cây quả tròn, chua : 9% cây quả bầu dục, ngọt : 16% cây quả bầu dục, chua . Biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng. Xác định tần số hoán vị gen?
A 18%.
B 20%.
C 35%.
D 25%
- Câu 17 : Phép lai về 3 cặp tính trạng trội, lặn hoàn toàn giữa 2 cá thể AaBbDD × AaBbDD sẽ cho thế hệ sau
A 8 kiểu hình: 18 kiểu gen.
B 4 kiểu hình: 9 kiểu gen.
C 8 kiểu hình: 12 kiểu gen.
D 8 kiểu hình: 27 kiểu gen.
- Câu 18 : Khi lai 2 dòng hoa trắng thuần chủng khác nhau,người ta thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 với tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng. Kết quả trên có thể giải thích bằng quy luật di truyền nào?
A Hoán vị gen
B Phân li độc lập
C Tương tác bổ sung
D Tương tác cộng gộp
- Câu 19 : Đặc điểm di truyền gen trên NST giới tính X( không có alen trên Y) là
A Di truyền thẳng
B di truyền chéo.
C Di truyền theo dòng mẹ.
D Di truyền gây chết
- Câu 20 : Một cá thể có kiểu gen: AABbDD, giảm phân bình thường tạo ra các giao tử
A ABD, ABd
B ABD, Abd
C ABd, BDd
D ABD, AbD
- Câu 21 : Xét một quần thể thực vật có cấu trúc là 0,25 AA :0,5 Aa : 0,25 aa. Nếu tiến hành tự thụ phấn bắt buộc thì tỷ lệ kiểu gen Aa ở thế hệ F2 là
A 12,5%.
B 25%.
C 75%.
D 87,5%.
- Câu 22 : Trình tự các bước trong quá trình tạo giống bằng gây đột biến:(1) Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
(2) Tạo dòng thuần.
(3) Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.A 3-1-2.
B 1-2-3.
C 1-3-2.
D 2-3-1.
- Câu 23 : Hai gen A và B cùng nằm trên một cặp NST ở vị trí cách nhau 10cM. Cơ thể AB/ab lai phân tích, kiểu hình đồng hợp lặn chiếm tỷ lệ:
A 5%.
B 22,5%.
C 45%.
D 25%.
- Câu 24 : Cho các phương pháp sau: (1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.
(2) Dung hợp tế bào trần khác loài.
(3) Lai giữa các dòng thuần chủng có KG khác nhau để tạo ra F1.
(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là:A (1), (3).
B (2), (3).
C (1), (4).
D (1), (2).
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen