- Các bằng chứng tiến hóa
- Câu 1 : Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn) là
A những cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
B những cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện chức năng rất khác nhau.
C những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có nguồn gốc khác nhau trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
D những cơ quan nằm ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi.
- Câu 2 : Vây cá mập, vây cá ngư long và vây cá voi là ví dụ về
A Cơ quan tương đồng
B Bằng chứng phôi sinh học
C Cơ quan thoái hóa
D Cơ quan tương tự
- Câu 3 : Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh
A sự tiến hoá phân li.
B sự tiến hoá đồng quy.
C sự tiến hoá song hành.
D nguồn gốc chung.
- Câu 4 : Các cơ quan tương đồng là kết quả của quá trình tiến hoá theo hướng
A phân ly.
B hội tụ.
C đồng quy.
D phân nhánh.
- Câu 5 : Ruột thừa ở người
A tương tự manh tràng ở động vật ăn cỏ.
B là cơ quan tương đồng với manh tràng ở động vật ăn cỏ.
C là cơ quan thoái hoá ở động vật ăn cỏ.
D có nguồn gốc từ manh tràng ở động vật ăn cỏ.
- Câu 6 : Bằng chứng tiến hoá nào có phác hoạ lược sử tiến hoá của loài?
A Bằng chứng tế bào học.
B Bằng chứng giải phẫu học so sánh.
C Bằng chứng sinh học phân tử.
D Bằng chứng phôi sinh học so sánh.
- Câu 7 : Trường hợp nào sau đây không được gọi là cơ quan thoái hóa?
A Khe mang ở phôi người.
B Ruột thừa ở người.
C Hai mấu xương hình vuốt nối với xương chậu ở hai bên lỗ huyệt ở loài trăn.
D Di tích của nhụy trong hoa đu đủ đực.
- Câu 8 : Các đảo lục địa cách đất liền một eo biển, các đảo đại dương mới được nâng lên và chưa bao giờ có sự liên hệ với đất liền. Nhận xét nào sau đây về đa dạng sinh vật trên các đảo là không đúng?
A Đảo đại lục có hệ sinh vật đa dạng hơn đảo đại dương.
B Đảo đại dương có nhiều loài ếch nhái, bò sát và thú lớn, ít các loài chim và côn trùng.
C Đảo đại dương hình thành những loài đặc hữu.
D Đảo lục địa có nhiều loài tương tự với đại lục gần đó, ví dụ như quần đảo Anh có nhiều loài tương tự ở lục địa châu Âu.
- Câu 9 : Đặc điểm nổi bật của động, thực vật ở đảo đại dương là gì?
A Có toàn các loài du nhập từ nơi khác đến.
B Giống với hệ động, thực vật ở vùng lục địa gần nhất.
C Có toàn những loài đặc hữu.
D Có hệ động vật nghèo nàn hơn ở đảo lục địa.
- Câu 10 : Hai loài sinh vật sống ở các khu vực địa lí cách xa nhau (hai châu lục khác nhau) có nhiều đặc điểm giống nhau. Cách giải thích nào dưới đây về sự giống nhau giữa hai loài là hợp lí hơn cả?
A Hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền với nhau.
B Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên phát sinh đột biến giống nhau.
C Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên CLTN chọn lọc các đặc điểm thích nghi giống nhau.
D Điều kiện môi trường ở hai khu vực khác nhau nên CLTN chọn lọc các đặc điểm thích nghi khác nhau.
- Câu 11 : Bằng chứng tiến hoá nào có sức thuyết phục nhất?
A Bằng chứng giải phẫu học so sánh.
B Bằng chứng sinh học phân tử.
C Bằng chứng tế bào học.
D Bằng chứng phôi sinh học so sánh.
- Câu 12 : Các gen tương ứng ở các loài thân thuộc được phân biệt
A chỉ bởi số lượng nuclêôtit.
B chỉ bởi thành phần nuclêôtit.
C chỉ bởi trình tự nuclêôtit.
D ở số lượng, thành phần và trình tự nuclêôtit.
- Câu 13 : Bằng chứng tiến hóa nào là phù hợp nhất để sử dụng giải thích nguồn gốc tổ tiên chung của các loài trên trái đất?
A Bằng chứng giải phẫu so sánh
B Hóa thạch
C Cơ quan tương đồng
D Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử
- Câu 14 : Trong các nội dung sau đây, có bao nhiêu nhận định là bằng chứng tiến hóa phân tử chứng minh nguồn gốc chung của các loài:1- ADN của các loài khác nhau thì khác nhau ở nhiều đặc điểm.2- Axit nucleic của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit.3- Protein của các loài đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.4- Mọi loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.5- Mã di truyền dùng chung cho các loài sinh vật.6- Vật chất di truyền trong mọi tế bào đều là nhiễm sắc thể.
A 4
B 5
C 3
D 6
- Câu 15 : Người và tinh tinh khác nhau nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β - Hb như nhau chứng tỏ cùng một nguồn gốc thì gọi là :
A Bằng chứng sinh học phân tử
B Bằng chứng giải phẫu so sánh
C Bằng chứng đại lí sinh học
D Bằng chứng phôi sinh học
- Câu 16 : Khẳng định nào về các bằng chứng tiến hóa là không đúng
A Bằng chứng phôi sinh học có thể xác định mức độ quan hệ họ hàng giữa các loài
B Cơ quan tương đồng phản ánh chiều hướng tiến hóa phân li
C Cơ quan tương tự phản ánh chiều hướng tiến hóa đồng quy
D Giải phẫu so sánh và phôi sinh học là những bằng chứng tiến hóa trực tiếp
- Câu 17 : Ý nào sau đây không phải là bằng chứng sinh học phân tử?
A Giữa các loài sự có thống nhất về cấu tạo và chức năng của mã di truyền.
B Giữa các loài có sự thống.nhất về cấu tạo và chức năng của axit nuclêic.
C Giữa các loài sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của prôtêin.
D Giữa các loài sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của các gen.
- Câu 18 : Tỷ lệ % các aa sai khác nhau ở chuỗi polypeptid anpha trong phân tử Hemoglobin (α – Hb) được thể hiện ở bảng sau:
Từ bảng trên cho thấy mối quan hệ giữa các loài theo trật tự nào?A Người , chó, kỳ nhông, cá chép, cá mập
B Người, cho, cá chép, kỳ nhông, cá mập
C Người, chó, cá mập, cá chép, kỳ nhông
D Người, chó, kỳ nhông, cá mập, cá chép
- Câu 19 : Trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng về các bằng chứng tiến hóa:I. Cơ quan tương đồng là phản ánh tiến hóa phân li.II. Cơ quan thoái hóa phản ánh tiến hóa đồng quyIII. Sự giống nhau về trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit của tinh tinh và người chứng tỏ tinh tinh là tổ tiên của ngườiIV. Bào quan ti thể và lục lạp ở tế bào thực vật là các tổ chức được tiến hóa từ vi khuẩn.V. Bằng chứng quan trọng nhất chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới là bằng chứng tế bào và phân tử.
A 4
B 3
C 1
D 2
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen