Đề thi thử THPTQG môn Sinh trường THPT chuyên Biên...
- Câu 1 : Cho các thông tin sau:(1) Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit.(2) Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn.(3) Ở vùng nhân của vi khuẩn chi có một phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều biểu hiện ngay ở kiểu hình.(4) Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng.Những thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội là.
A (1),(4).
B (2), (4).
C (3), (4).
D (2), (3).
- Câu 2 : Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
A Điều kiện môi trường thay đổi, giá trị thích nghi của đột biến có thể thay đổi.
B Chọn lọc tự nhiên thông qua kiều hình mà chọn lọc kiểu gen, làm phân hoá vốn gen của quần thể giao phối.
C Chọn lọc tự nhiên tác động đến từng gen riêng lẻ, làm biến đổi kiểu gen của cá thể và vốn gen của quần thể.
D Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ mà còn tác động đổi với cả quần thể.
- Câu 3 : Khi nói về hoá thạch, phát biểu nào sau đây không đúng?
A Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hoá của sinh giới.
B Hoá thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.
C Tuối của hoá thạch có thể được xác định nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch.
D Căn cứ vào tuổi của hoá thạch, có thể biết được loài nào đã xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau.
- Câu 4 : Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:
A Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ốn định.
B Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.
C Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn
D Làm biến đổi điều kiện lý hoá của môi trường trong cơ thể.
- Câu 5 : Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng nay, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước đá, tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Từ kết quả thí nghiệm trên, người ta rút ra các kết luận:(1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng. (2) Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen.(3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin(4) Khi buộc cụ nước đá vào lưng có lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen.Số kết luận đúng là.
A 2
B 0
C 1
D 3
- Câu 6 : Sản phẩm của pha sáng của quá trình quang hợp gồm có:
A ATP, NADPH và CO2
B ATP, NADPH và O2
C ATP, NADPH
D ATP, NADP+ và CO2
- Câu 7 : Khi nói về cơ chế dịch mã ờ sinh vật nhân thực, có bao nhiêu định sau đây là đúng?(1). Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5’→3’ trên phân tử mARN.(2) Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3’ →5’ trên phân tử nhân tử mARN(3) Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN. .(4). Axit amin mở đầu trong quá trình dich mã là mêtiônin.
A 3
B 2
C 1
D 4
- Câu 8 : Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy đinh thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu măt nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai: ♀ \({{AB} \over {ab}}{X^D}{X^d} \times {{AB} \over {ab}}{X^D}Y\)♂, cho F1 có kiểu hình thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 3,75%. Trong các kết luận sau đây có bao nhiêu kêt luận đúng(1) Phép lai trên có 28 loại kiểu gen.(2) Có 12 loại kiểu hình (3) Tỉ lệ ruồi cái F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là 10 %.(4) Tần số hoán vị gen bằng 20%.
A 3
B 1
C 2
D 4
- Câu 9 : Ở cơ thể đực của một loài động vật có kiểu gen \({{Ab} \over {aB}}\) khi theo dõi 2000 tế bào sinh tinh trong điều kiện thí nghiệm, người ta phát hiện 800 tế bào có xảy ra hoán vị gen giữa B và b. Như vậy tỉ lệ giao tử Ab tạo thành là
A 30%.
B 10%
C 40%
D 20%
- Câu 10 : Ở người, tính trạng nhóm máu do 3 alen IA, IB và IO quy định. Trong quần thể cân bằng di truyền có 36% số người mang nhóm máu O, 45% số người mang nhóm máu A. Vợ có nhóm máu A lấy chồng có nhóm máu B không có quan hệ họ hàng với nhau. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau:1. Tần số alen IA trong quần thể là 0,3.2. Tần số người có nhóm máu B dị hợp trong quần thể là 0,36.3. Xác suất đế cặp vợ chồng trên sinh con có nhóm máu O là 16,24% 4. Nếu cặp vợ chồng trên sinh đứa con đầu là trai, có nhóm máu O thì khả năng để sinh đứa thứ 2 là gái có nhóm máu khác bố và me là 25%
A 1
B 2
C 4
D 3
- Câu 11 : Cho lai ruồi giấm P: ♀ mắt đỏ tươi × ♂ mắt đỏ thẫm được F1: ♀ mắt đỏ thẫm : ♂ mắt đỏ tươi. Cho F1 giao phối với nhau được F2: 4 đỏ thẫm : 3 đỏ tươi : 1 nâu. Kết luận đúng là:1. Tính trạng màu mắt của RG do 2 căp gen không alen tương tác với nhau theo kiểu át chế quy định2. Tính trạng màu mắt của RG do 2 căp gen không alen tương tác với nhau theo kiểu bổ trợ quy định3. Tính trạng màu mắt của RG liên kết với NST giới tính X4.Sơ đồ lai của F1 là: AaXBXb × AaXbY5.Sơ đồ lai của F1 là: AaXBXb × AaXBY tổ hợp phương án trả lời đúng là:
A 1,3,5
B 2,3,5
C 2, 3, 4
D 1, 3, 4
- Câu 12 : Chiều cao của một loài cây được quy định bởi 4 gen không alen nằm trên 4 cặp NST tương đồng khác nhau. Trong đó cây cao nhất có chiều cao là 320cm và mỗi alen trội làm chiều cao giảm đi 15cm. Cho cây cao nhất lai với cây thấp nhất thu được F1, cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây có chiều cao 290cm ở F2 là
A 7/64
B 1/64
C 5/64.
D 6/64
- Câu 13 : Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng quả ngọt, gen a quy định tính trạng quả chua. Hạt phấn n + 1 không cỏ khả năng thụ tinh, noãn n + 1 vẫn có thể thụ tinh bình thường. Tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ con khi cho lai cây mẹ dị bội Aaa với cây bố dị bội Aaa là
A 100% ngọt.
B 2 ngọt: 1 chua
C 3 ngọt: 1 chua
D 5 ngọt: 1 chua.
- Câu 14 : Các nhân tố tiến hoá nào sau đây vừa làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
A Đột biến và di - nhập gen.
B Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên .
C Đột biến và giao phối không ngẫu nhiên.
D Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
- Câu 15 : Nhóm các hooc môn kích thích ở thực vật bao gồm:
A Gibêrelin, Xitôkinin, Axit abxixic
B Auxin, Gibêrelin, Xitôkinin
C Etilen, Axit abxixic, Xitôkinin
D Auxin, Êtilen, Axit abxixic
- Câu 16 : Cho các biện pháp sau:(1)Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen;(2)Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen;(3)Gây đột biến đa bội ở cây trồng;(4)Cấy truyền phôi ở động vật;(5)Loại bỏ hoặc làm bất hoạt 1 gen trong hệ genNgười ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp
A (1) và (2), (3)
B (2) và (3), (5)
C (1) và (4), (5)
D (1) và (2), (5)
- Câu 17 : Cho các cặp cơ quan sau:(1) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người(2) Cánh dơi và chi trước của ngựa(3) Gai xương rồng và lá cây lúa(4) Cánh bướm và cánh chimCác cặp cơ quan tương đồng là
A (1), (3), (4)
B (1), (2), (3)
C (1), (2), (4)
D (2), (3), (4)
- Câu 18 : Hô hấp sáng xảy ra:
A Ở thực vật C4
B Ở thực vật C4 và thực vật CAM
C Ở thực vật CAM
D Ở thực vật C3
- Câu 19 : Cà độc dược có 2n = 24 NST, có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có 1 chiếc bị mất đoạn, ở một chiếc của cặp NST số 5 bị đảo 1 đoạn, có một NST của cặp số 3 bị lặp 1 đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử đột biến chiếm tỉ lệ.
A 12,5%
B 75%
C 87,5%
D 25%
- Câu 20 : Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do
A ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu
B chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể qua nhiều thế hệ.
C chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu qua nhiều thế hệ.
D khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể đe thích nghi với môi trường.
- Câu 21 : Phương thức hình thành loài diễn ra nhanh nhất bằng con đường
A sinh thái.
B nhân giống vô tính.
C địa lý
D lai xa và đa bội hoá.
- Câu 22 : Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử:(1) Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên cạn.(2) Một số loài kì giông sống trong một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh.(3) Ngựa lai với lừa đẻ ra con la bất thụ.(4) Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương tây giao phối vào cuối hè.(5) Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ không tương thích nên không thể kết hợp được với nhau.(6) Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một số locut khác nhau, hai dòng vẫn phát triển bình thường, hữu thụ nhưng con lai giữa hai dòng mang nhiều alen đột biến lặn nên có kích thước rất nhỏ và cho hạt lép. Đáp án đúng là :
A (1),(3),(6).
B (2), (3), (6).
C (2), (4), (5).
D (2),(3), (5).
- Câu 23 : Trong một quần thể, xét 5 gen: gen 1 có 4 alen, gen 2 có 3 alen, hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, gen 3 và gen 4 đều có 2 alen, hai gen này cùng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có đoạn tương đồng trên Y, gen 5 có 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y không có alen trên X. Số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể trên là-
A 138
B 4680
C 1170
D 2340
- Câu 24 : Khi nói về liên kết gen, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau ?1. Trong tế bào, các gen luôn di truyền cùng nhau thành một nhóm liên kết2. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng3. Liên kết gen làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.4. Ở tất cả các loài động vật, liên kết gen chỉ có ở giới đực mà không có ở giới cái
A 4
B 1
C 2
D 3
- Câu 25 : Trong số các xu hướng sau:(1)Tần số các alen không đổi qua các thế hệ.(2)Tần số các alen biến đổi qua các thế hệ.(3)Thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ(4)Thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ.(5)Quần thể phân hóa thành các dòng thuần. (6)Đa dạng về kiểu gen.(7)Các alen lặn có xu hướng được biểu hiện.Những xu hướng xuất hiện trong quần thể tự thụ phấn và giao phối gần là
A (1); (4); (6); (7).
B (1); (3); (5); (7).
C (2);(3);(5);(7).
D (2); (3); (5); (6)
- Câu 26 : Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu trong các phát biểu sau đây là đúng?(1) Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.(2) Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi sổ lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.(3) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tỉnh.(4) Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
A 2
B 3
C 1
D 4
- Câu 27 : Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra?
A Được cung cấp ATP.
B ó các lực khử mạnh,
C Có sự tham gia của enzim nitrogenaza
D Thực hiện trong điều kiện hiếu khí
- Câu 28 : Cơ thể đực ở một loài khi giảm phân đã tạo ra tối đa 512 loại giao tử, biết rằng trong quá trình giảm phân có ba cặp NST tương đồng xảy ra trao đối chéo một chỗ, cặp NST giới tính bị rối loạn giảm phân 1. Bộ NST lưỡng bội của loài là
A 2n= 10.
B 2n = 16.
C 2n = 8
D 2n = 12.
- Câu 29 : Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có hai alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy dịnh thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 15%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa kiểu hình thân thấp ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 20,25%. Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể (P) là
A 0,805 AA : 0,045 Aa : 0,15 aa.
B 0,65 AA : 0,2 Aa : 0,15 aa.
C 0,25 AA : 0,6 Aa : 0,15 aa
D 0,4225 AA : 0,455 Aa : 0,125 aa.
- Câu 30 : Cho các thông tin sau đây :(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêm.(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.(4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành.Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là:
A (2) và (4).
B (1) và (4).
C (3) và (4)
D (2) và (3).
- Câu 31 : Một quần thể đậu Hà Lan có cấu trúc di truyền ban đầu là 0,4AABB + 0,2AaBb + 0,3Aabb + 0,1 aaBB =1. Khi quần thể này tự thụ phấn qua một thế hệ sẽ thu tỉ lệ thể dị hợp tử 2 cặp gen là:
A 1%.
B 5%
C 2,5%.
D 0,5%
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen