- Khí quyển
- Câu 1 : Khối khí nào có ký hiệu là Tm?
A Khối khí chí tuyến hải dương
B Khối khí xích đạo hải dương
C Khối khí cực lục địa
D Khối khí chí tuyến lục địa
- Câu 2 : Lượng bức xạ Mặt Trời đến bề mặt Trái Đất, phần lớn sẽ được:
A Hấp thụ bởi khí quyển
B Mặt đất phản hồi vào không gian
C Bề mặt Trái Đất hấp thụ
D Phản hồi về không gian
- Câu 3 : Khái niệm chính xác nhất về khí quyển là :
A Khoảng không bao quanh Trái Đất
B Lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là mặt trời
C Quyển chứa tòan bộ chất khí ở mọi nơi trên Trái Đất
D Lớp không khí nằm trên bề mặt Trái Đất đến độ cao khoảng 500km
- Câu 4 : Gió Tín Phong ở Nam bán cầu thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo theo hướng:Gió Tín phong (Mậu dịch) có hướng đông bắc ở bán cầu Bắc và hướng đông nam ở bán cầu Nam (sgk Địa lí 10 trang 45)=> chọn A
A Đông Nam
B Tây Bắc
C Đông Bắc
D Tây Nam
- Câu 5 : Loại gió nào sau đây không được gọi là gió địa phương
A Gió đất, gió biển
B Gió mùa
C Gió phơn
D Gió núi, gió thung lũng
- Câu 6 : Mưa thường xảy ra ở
A khu vực áp cao
B khu vực áp thấp
C Dọc các frông
D khu áp thấp và dọc các frông
- Câu 7 : Gió Tây ôn đới ở Nam bán cầu thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới theo hướng:
A Đông Bắc
B Tây Nam
C Đông Nam
D Tây Bắc
- Câu 8 : Gió Fơn là gió:
A Từ sườn đón gió mát ẩm thổi sang sườn khuất gió trở nên khô nóng
B Từ trên cao thổi xuống thấp nên nhiệt độ tăng dần theo tiêu chuẩn giảm theo độ cao
C Từ thung lũng thổi lên sườn núi vào ban ngày và từ sườn núi xuống thung lũng sườn bên kia vào ban đêm
D Gây ra bởi sự chênh lệch khí áp giữa hai bên sườn núi
- Câu 9 : Vùng nào sau đây không xuất hiện gió mùa:
A Nam Á
B Tây Phi
C Đông Nam Á
D Đông Nam Hoa Kì
- Câu 10 : Khu vực có mưa nhiều nhất trên trái đất là:
A Cực
B Chí tuyến
C Xích đạo
D Ôn đới
- Câu 11 : Các khối khí chính trên Trái đất lần lượt từ cực về xích đạo là:
A Bắc cực, nam cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo
B Nam cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo
C Cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo
D Bắc cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo
- Câu 12 : Khu vực có nhiệt độ cao nhất trên bề mặt đất là ở:
A Xích đạo
B Lục địa ở xích đạo
C Chí tuyến
D Lục địa ở chí tuyến
- Câu 13 : Khác với khu khí áp cao, lượng mưa ở các khu khí áp thấp thường:
A Lớn
B Nhỏ
C Rất nhỏ
D Trung bình
- Câu 14 : Không khí nằm 2 bên của Frông có sự khác biệt cơ bản về:
A Tính chất vật lí
B Thành phần không khí
C Tốc độ di chuyển
D Độ dày
- Câu 15 : Tính chất chung của gió Mậu Dịch là:
A Nóng ẩm
B Lạnh khô
C Khô nóng
D Lạnh ẩm
- Câu 16 : Câu nào sau đây chưa chính xác?
A Trên mỗi bán cầu có 2 frông căn bản là FA và FP.
B Frông là mặt ngăn cách giữa 2 khối khí khác nhau về tính chất vật lí.
C Khối khí xích đạo Bắc bán cầu và Nam bán cầu gặp nhau tạo thành dải hội tụ nhiệt đới bởi cả 2 khối khí này đều nóng ẩm, chỉ khác nhau về hướng gió.
D Các khối khí đều được chia thành 2 kiểu hải dương (m) và lục địa (c).
- Câu 17 : Câu nào dưới đây chưa chính xác?
A Biên độ nhiệt năm tăng từ xích đạo về hai cực
B Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều nằm trên lục địa
C Càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
D Đại dương có biên độ nhiệt lớn hơn lục địa
- Câu 18 : Hai đai áp hình thành chủ yếu do yếu tố nhiệt độ là:
A Áp thấp xích đạo và áp cao chí tuyến
B Áp thấp xích đạo và áp cao cực
C Áp thấp ôn đới và áp cao cực
D Áp thấp xích đạo và áp thấp ôn đới
- Câu 19 : Hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ giảm là:
A Không khí co lại, tỉ trọng giảm nên khí áp tăng
B Không khí nở ra, tỉ trọng giảm nên khí áp tăng
C Không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng
D Không khí nở ra, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng
- Câu 20 : Gió mùa mùa hạ là loại gió:
A Thổi từ cực về vùng ôn đới
B Thổi từ đại dương vào đất liền vào mùa hạ
C Thổi từ lục địa ra đại dương
D Thổi từ biển vào đất liền vào ban ngày
- Câu 21 : Ngăn cách khối khí ôn đới và chí tuyến là:
A Hội tụ nhiệt đới
B frông nội chí tuyến
C frông địa cực
D frông ôn đới
- Câu 22 : Nhận xét nào dưới đây đúng?
A Càng xuống vĩ độ thấp góc nhập xạ càng giảm dần.
B Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo về 2 cực
C Vĩ độ càng cao biên độ nhiệt năm càng nhỏ.
D Nếu góc chiếu của tia sáng Mặt Trời càng nhỏ thì lượng nhiệt nhận được càng lớn.
- Câu 23 : Nhiệt độ trung bình năm ở nửa cầu Bắc như thế nào?
A Tăng dần theo vĩ độ
B Giảm dần theo vĩ độ
C Từ xích đạo về chí tuyến tăng dần còn từ chí tuyến về cực thì giảm dần
D Từ xích đạo về chí tuyến thì giảm dần sau đó tăng dần
- Câu 24 : Dải hội tụ nhiệt đới hình thành từ 2 khối khí:
A Chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa
B Chí tuyến hải dương và xích đạo
C Bắc xích đạo và Nam xích đạo
D Chí tuyến lục địa và xích đạo
- Câu 25 : Khu vực có mưa nhiều thường nằm ở:
A Sâu trong lục địa
B Miền có gió mậu dịch
C Miền có gió mùa
D Miền có gió địa phương
- Câu 26 : Khu vực nội chí tuyến biên độ nhiệt nhỏ không phải là do
A Chênh lệch độ dài ngày đêm nhỏ
B Chênh lệch góc chiếu sáng trong năm nhỏ
C Chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mùa nhỏ
D Chênh lệch diện tích lục địa so với đại dương nhỏ
- Câu 27 : Gió mậu dịch còn có tên khác là Tín phong là do:
A Gió thổi quanh năm, hướng thay đổi theo mùa
B Gió thổi đều đặn theo hướng gần như cố định
C Gió thuận lợi cho các hoạt động đi biển
D Cách đặt tên của các nước châu Á
- Câu 28 : Những vùng sâu trong lục địa thường có mưa rất ít là do:
A Chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch khô nóng
B Ảnh hưởng của áp cao cận chí tuyến
C Không có gió từ đại dương thổi vào
D Mưa do ngưng kết hơi nước tại chỗ
- Câu 29 : Nhận xét nào không đúng về ảnh hưởng của dòng biển đến lượng mưa?
A Không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước
B Gió mang theo hơi nước từ các dòng biển nóng gây mưa cho vùng ven bờ
C Hơi nước từ dòng biển lạnh không bốc lên được do nhiệt độ thấp
D Ven dòng biển lạnh, hơi nước ngưng tụ gây mưa lớn
- Câu 30 : Cơ chế hình thành gió phơn là
A Từ gió khô nóng vượt qua dãy núi thành gió khô nóng hơn
B Từ gió mát ẩm vượt qua dãy núi trở thành khô và nóng, sau khi đã gây mưa ở sườn đón gió
C Từ gió mát ẩm thành gió khô nóng sau khi thổi qua vùng miền núi rộng lớn
D Từ gió mát ẩm vượt qua dãy núi trở thành khô và rất nóng sau khi đã gây mưa ở sườn đón gió nhiệt độ tăng dần từ đỉnh núi xuống chân núi
- Câu 31 : Một số nơi như Na-mip, Ca-la-ha-ri mặc dù ven đại dương nhưng mưa rất ít do:
A Dòng biển nóng
B Dòng biển lạnh
C Khí áp cao
D Khí áp thấp
- Câu 32 : Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự dịch chuyển các đai áp trên Trái Đất là do:
A Sự thay đổi độ ẩm
B Sự thay đổi của hướng gió mùa
C Sự thay đổi nhiệt độ giữa lục địa và đại dương
D Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm
- Câu 33 : Nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất có xu hướng giảm dần từ vùng vĩ thấp về các vĩ độ cao chủ yếu do:
A Càng lên vĩ độ cao thời gian được Mặt Trời chiếu sáng trong năm càng ít
B Càng lên vĩ độ cao thì góc nhập xạ càng nhỏ
C Càng lên vĩ độ cao diện tích lục địa càng tăng dần
D Càng lên vĩ độ cao càng có nhiều dòng biển lạnh
- Câu 34 : Khu vực có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên Trái Đất không phải là ở xích đạo (mà ở vùng chí tuyến bán cầu Bắc) chủ yếu do:
A Xích đạo là vùng có nhiều rừng
B Xích đạo quanh năm có góc nhập xạ lớn
C Tỉ lệ diện tích lục địa ở khu vực xích đạo nhỏ, mưa nhiều
D Khu vực xích đạo có tầng đối lưu dày
- Câu 35 : Nhiệt độ tại chân sườn núi đón gió mát, ẩm là 22oC; biết dãy núi cao trung bình 3.200m, hỏi nhiệt độ tại chân sườn núi bên kia là bao nhiêu?
A 38oC
B 30,5oC
C 34,8oC
D 32,6oC
- Câu 36 : Việt Nam nằm trong khoảng vĩ độ từ 8o34’ đến 23o23’B cho nên thường xuyên nằm trong khối khí:
A A và P
B P và E
C P và T
D T và E
- Câu 37 : Trong ngày nắng, nhiệt độ cao nhất thường rơi vào thời điểm
A Khoảng 8 -9 giờ
B Khoảng 11 -12 giờ
C Khoảng 13 – 14 giờ
D Khoảng 16 – 17 giờ
- Câu 38 : Bản chất gió mùa hạ ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á có nguồn gốc hình thành từ loại gió nào sau đây?
A Gió mậu dịch bán cầu Bắc
B Gió mậu dịch bán cầu Nam
C Gió Tây ôn đới bán cầu Bắc
D Gió Tây ôn đới bán cầu Nam
- Câu 39 : Khu vực nào ở Việt Nam có gió fơn hoạt động mạnh nhất:
A Tây Nguyên
B Đồng bằng Bắc Bộ
C Bắc Trung Bộ
D Tây Bắc
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 1 Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 2 Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 7 Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Ôn tập chương I
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 8 Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 9 Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 41 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 42 Môi trường và sự phát triển bền vững
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 38 Thực hành Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuyê và kênh đào Panama
- - Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 34 Thực hành Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới