Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT...
- Câu 1 : ĐỀ ĐA PHÚCBảng sau đây cho biết một số thông tin về quá trình nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mãTrong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng?
A 1-b, 2-c, 3-a, 4-d, 5-e
B 1-c, 2-d, 3-b, 4-a, 5-e.
C 1-e, 2-d, 3-c, 4-b, 5-a.
D 1-d, 2-c, 3-e, 4-b, 5-a
- Câu 2 : Một cơ thể giảm phân cho 8 loại giao tử với số lượng : 80 Abd, 20 ABD, 80 AbD, 20 abd, 80 aBD, 20 ABd, 80 aBd, 20 abD . Kết luận nào sau đây không đúng?
A Xảy ra hoán vị gen với tần số 20%
B Kiểu gen của cơ thể nói trên là Dd.
C Cơ thể nói trên dị hợp về 3 cặp gen.
D Ba cặp gen nói trên cùng nằm trên một cặp NST.
- Câu 3 : Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở ngườiBiết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Cho các phát biểu sau:(1) Có 3 người trong phả hệ này không xác định được chính xác kiểu gen. (2) Có ít nhất 16 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử.(3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử. (4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh. (5) Gen gây bệnh là gen lặn. Trong các phát biểu trên, những phát biểu nào đúng?
A 1, 3, 5
B 1, 2, 3
C 1, 2, 4
D 3, 4, 5
- Câu 4 : Cho biết mỗi tính trạng do một gen quy định và tính trạng trội là trội hoàn toàn. Ở phép lai Dd x Dd, nếu ở giới đực xảy ra hoán vị gen với tần số 20 % còn ở giới cái không có hoán vị gen thì tỉ lệ kiểu hình A- B - dd ở đời con là
A 33%
B 16,5%
C 17,5%
D 35%
- Câu 5 : Ở một loài thực vật, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc loài này có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, ở F3 cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 7,5%. Kết luận nào sau đây là đúng?
A Ở F3 cây có kiểu gen aa chiếm tỉ lệ 10%.
B Ở F3 tỉ lệ kiểu hình là 36,25% cây hoa đỏ : 63,75% cây hoa trắng.
C Cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ P là 0,3AA + 0,6Aa + 0,1aa = 1.
D Tần số của alen A và tần số của alen a lần lượt là 0,4 và 0,6.
- Câu 6 : Cho các nhân tố sau:(1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên.(4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di - nhập gen.Các nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm phong phú vốn gen của quần thể là:
A (3), (6).
B (5), (6)
C (2), (4).
D (1), (3).
- Câu 7 : Một bệnh di truyền hiếm gặp có triệu chứng suy giảm miễn dịch, chậm lớn, chậm trưởng thành và có đầu nhỏ. Giả sử tách chiết được ADN từ một bệnh nhân có các triệu chứng nêu trên và tìm thấy các mạch ADN dài đầy đủ và các đoạn rất ngắn hầu như luôn có tổng khối lượng tương đương. Bệnh nhân này có nhiều khả năng là do sai hỏng về loại enzim nào dưới đây?
A ADN pôlimeraza.
B ADN ligaza
C Hêlicaza
D Topoisomeraza
- Câu 8 : Ở đậu Hà Lan 2n = 14. Kết luận nào sau đây chưa chính xác?
A Số NST ở thể tứ bội là 28
B Số NST ở thể tam bội là 21
C Số NST ở thể một là 13
D Số NST ở thể ba là 13.
- Câu 9 : Quần thể nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền?
A 0,48 AA + 0,36 Aa + 0,16 aa
B 0,16 AA + 0,48 Aa + 0,36 aa
C 0,16 AA + 0,36 Aa + 0,48 aa.
D 0,36 AA + 0,16 Aa + 0,48 aa
- Câu 10 : Ở một loài động vật, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông hung; alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp; alen D quy định mắt nâu trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt đen. Phép lai P : ♀ XDXd x ♂XdY thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể cái có lông hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỉ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, kết luận nào sau đây không đúng?
A Số cá thể lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu ở F1 chiếm tỉ lệ 8,5%
B Ở P đã xảy ra hoán vị gen với tần số 17% .
C Số cá thể cái lông xám, chân cao, mắt đen ở F1 chiếm tỉ lệ 13,5%
D Ở P loại giao tử AB Y chiếm tỉ lệ 5%.
- Câu 11 : Giả sử có hai cây khác loài có kiểu gen AaBB và DDEe. Người ta sử dụng công nghệ tế bào để tạo ra các cây con từ hai cây này. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau về các cây con, có bao nhiêu phát biểu đúng?(1) Các cây con được tạo ra do nuôi cấy tế bào sinh dưỡng của từng cây có kiểu gen AaBB hoặc DDEe. (2) Nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cây sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được 8 dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.(3) Các cây con được tạo ra do nuôi cấy hạt phấn của từng cây và gây lưỡng bội hóa có kiểu gen AABB, aaBB hoặc DDEE, DDee. (4) Cây con được tạo ra do lai tế bào sinh dưỡng (dung hợp tế bào trần) của hai cây với nhau có kiểu gen AaBBDDEe.
A 3
B 1
C 4
D 2
- Câu 12 : Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 15000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 10%/năm, tỉ lệ tử vong là 5%/năm và tỉ lệ xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là
A 15450
B 15550
C 15560
D 15050
- Câu 13 : Ở một loài cá nhỏ, gen A quy định cơ thể có màu nâu nhạt nằm trên NST thường trội hoàn toàn so với alen a quy định màu đốm trắng. Một quần thể của loài này sống trong hồ nước nền cát màu nâu có thành phần kiểu gen là 0,64AA + 0,32 Aa + 0,04 aa. Một công ty xây dựng rải một lớp sỏi xuống hồ làm cho hồ nước có nền đốm trắng. Từ khi đáy hồ được rải sỏi, quần thể có xu hướng biến đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần tỉ lệ cá thể có kiểu hình cơ thể màu đốm trắng. Sơ đồ nào cho dưới đây mô tả rút gọn về sự biến đổi đó là phù hợp nhất?
A 0,64AA + 0,32 Aa + 0,04 aa → 0,81AA + 0,18 Aa + 0,01 aa → 0,49AA + 0,42 Aa + 0,09 aa.
B 0,64AA + 0,32 Aa + 0,04 aa → 0,49AA + 0,30 Aa + 0,21 aa → 0,36AA + 0,42 Aa + 0,09 aa.
C 0,64AA + 0,32 Aa + 0,04 aa → 0,36AA + 0,42 Aa + 0,22 aa → 0,16AA + 0,48 Aa + 0,36 aa.
D 0,64AA + 0,32 Aa + 0,04 aa → 0,42AA + 0,36 Aa + 0,09 aa → 0,48AA + 0,16 Aa + 0,36 aa.
- Câu 14 : Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây cải bắp (loài Brassica 2n = 18) với cây cải củ (loài Raphanus 2n =18) tạo ra cây lai khác loài; hầu hết các cây lai này đều bất thụ, một số cây lai ngẫu nhiên bị đột biến số lượng nhiễm sắc thể làm tăng gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành các thể song nhị bội.Cho các đặc điểm sau:(1) Mang vật chất di truyền của hai loài ban đầu;(2) Trong tế bào sinh dưỡng, các nhiễm sác thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể tương đồng;(3) Có khả năng sinh sản hữu tính;(4) Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen.Có bao nhiêu đặc điểm đúng với các thể song nhị bội này?
A 2
B 3
C 4
D 1
- Câu 15 : Ngô là một loài sinh sản hữu tính. Đột biến phát sinh ở quá trình nào sau đây có thể di truyền được cho thế hệ sau?(1) lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử; (2) giảm phân để sinh hạt phấn; (3) giảm phân để tạo noãn; (4) nguyên phân ở tế bào lá.
A 1, 2
B 2, 3
C 1, 2, 3.
D 1, 2, 3, 4.
- Câu 16 : Cho các cặp cơ quan sau:1. tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.2. vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp.3. gai xương rồng và lá cây lúa.4. cánh bướm và cánh chim.5. vây ngực cá chép và vây ngực cá voi.Những cặp cơ quan tương đồng là:
A 1, 4, 5
B 1, 2, 5
C 1, 2, 3
D 1, 3, 4
- Câu 17 : Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do cặp gen (A, a) quy định, tính trạng hình dạng quả do cặp gen (B, b) quy định. Cho cây hoa đỏ, qủa tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại khiểu hình, trong đó cây hoa vàng, quả tròn chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên?(1) Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 32%.(2) F2 có 10 kiểu gen.(3) Ở F2, loại kiểu hình cây hoa đỏ, quả tròn chiếm tỉ lệ 50%.(4) Ở F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 30%.(5) Ở F2 số cây hoa đỏ, quả bầu dục kiểu gen chiếm tỉ lệ 1%.(6) F1 có kiểu gen .
A 4
B 5
C 6
D 3
- Câu 18 : Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?
A Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm
B Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường.
C Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt.
D Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường.
- Câu 19 : Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:(1) Bệnh phêninkêto niệu (2) Bệnh ung thư máu. (3) Tật có túm lông ở vành tai. (4) Hội chứng Đao. (5) Hội chứng Tơcnơ. (6) Bệnh máu khó đông.Bệnh tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là:
A (1), (2), (5)
B (2), (3), (4), (6)
C (1), (2), (4), (6)
D (3), (4), (5), (6).
- Câu 20 : Phát biểu nào dưới đây về quá trình thành loài mới là đúng?
A Hình thành loài khác khu vực địa lí (bằng con đường địa lí) diễn ra nhanh trong một thời gian ngắn
B Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra chậm và hiếm gặp trong tự nhiên.
C Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra nhanh và gặp phổ biến ở thực vật.
D Ở động vật hình thành loài chủ yếu diễn ra bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
- Câu 21 : Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AaBBdd cho đời con thuần chủng về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ
A 18,75%
B 12,5%
C 25%
D 37,5%
- Câu 22 : Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây sai?
A Qua các thế hệ ngẫu phối, tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần
B Trong những điều kiện nhất định, quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen được duy trì không đổi qua các thế hệ.
C Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên.
D Quần thể ngẫu phối đa dạng di truyền
- Câu 23 : Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Cho hai cây thuộc loài này giao phấn với nhau tạo ra các hợp tử. Giả sử từ một hợp tử trong số đó (hợp tử H) nguyên phân liên tiếp 4 lần, ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có tổng cộng 400 crômatit. Cho biết quá trình nguyên phân không xảy ra đột biến. Hợp tử H có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa
A Giao tử n với giao tử n
B Giao tử (n + 1) với giao tử n
C Giao tử n với giao tử 2n
D Giao tử (n - 1) với giao tử n
- Câu 24 : Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật?(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục(2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.(3) Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.(4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
A 2
B 3
C 4
D 1
- Câu 25 : Giả sử ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Trong các dạng đột biến lệch bội sau đây, dạng nào là thể ba?
A AaBb
B AaBbd
C AaBbDdd
D BbDd.
- Câu 26 : Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ F3 là:
A 0,4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa.
B 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa.
C 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa
D 0, 375AA : 0,25Aa : 0,375aa.
- Câu 27 : Cho một số hiện tượng sau:(1) Chim sẻ và chim gõ kiến không giao phối với nhau vì tập tính ve vãn khác nhau.(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
A (1), (2)
B (1), (4)
C (3), (4)
D (2), (3).
- Câu 28 : Một cơ thể có kiểu gen Aa Ee . Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?(1) Cặp gen Bd di truyền phân li độc lập với cặp gen Dd.(2) Cặp gen Aa di truyền phân li độc lập với tất cả các cặp gen còn lại.(3) Hai cặp gen Aa và Ee cùng nằm trên một cặp NST.(4) Bộ NST của cơ thể này 2n =12.(5) Hai cặp gen Hh và Mm cùng nằm trên một cặp NST.
A 3
B 4
C 2
D 5
- Câu 29 : Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài.
B Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể.
C Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao.
D Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong
- Câu 30 : Khi nói về thể đa bội, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A Những giống cây ăn quả không hạt thường là đa bội lẻ.
B Trong thể đa bội, bộ NST của tế bào sinh dưỡng là một bội số của bộ đơn bội, lớn hơn 2n.
C Thể đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khỏe, chống chịu tốt.
D Trong thể đa bội, bộ NST của tế bào sinh dưỡng có số lượng NST là 2n + 2.
- Câu 31 : Ở một loài thực vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét n gen, mỗi gen đều có hai alen, nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Cho cây thuần chủng có kiểu hình trội về n tính trạng giao phấn với cây có kiểu hình lặn tương ứng (P), thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến và các gen liên kết hoàn toàn. Theo lí thuyết, kết luận nào sau đây không đúng?
A F2 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
B F1 dị hợp tử về n cặp gen đang xét
C F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen khác với tỉ lệ phân li kiểu hình
D F2 có số loại kiểu gen bằng số loại kiểu hình.
- Câu 32 : Cho các phát biểu sau về đột biến gen(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.Trong những phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 33 : Loài người xuất hiện vào kỉ
A Jura của đại Trung sinh.
B Đệ tam của đại Tân sinh
C Phấn trắng của đại Trung sinh
D Đệ tứ của đại Tân sinh.
- Câu 34 : Khi nói về tính đa dạng của quần xã, nhận xét nào sau đây không đúng?
A Quần xã ở vùng nhiệt đới có độ đa dạng cao hơn quần xã ở vùng ôn đới.
B Điều kiện tự nhiên càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần xã càng cao.
C Số lượng cá thể của mỗi quần thể có thể bị thay đổi.
D Số lượng quần thể càng nhiều thì kích thước của mỗi quần thể càng lớn
- Câu 35 : Dạng đột biến nào sau đây chỉ làm thay đổi hình thái của NST và trật tự sắp xếp của các gen chứ không làm thay đổi số lượng gen có trên NST?
A Đột biến đảo đoạn chứa tâm động và đột biến chuyển đoạn trên một NST
B Đột biến mất đoạn và đột biến chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng.
C Đột biến mất đoạn và đột biến lặp đoạn NST
D Đột biến mất, thêm hoặc thay thế một cặp nuclêôtit ở trên gen
- Câu 36 : Chuyển gen tổng hợp Insulin của người vào vi khuẩn, tế bào vi khuẩn tổng hợp được Insulin là vì mã di truyền có
A Tính đặc hiệu
B Bộ ba kết thúc.
C Tính thoái hóa.
D Tính phổ biến.
- Câu 37 : Cho một số thao tác cơ bản trong quá trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin của người như sau:(1) Tách plasmit từ tế bào vi khuẩn và tách gen mã hóa insulin từ tế bào người.(2) Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người.(3) Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người vào tế bào vi khuẩn.(4) Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người.Trình tự đúng của các thao tác trên là:
A (2)-->(4) -->(3) -->(1)
B (1) --> (4)--> (3)--> (2)
C (1) -->(2) -->(3) -->(4)
D (2) --> (1) --> (3) -->(4)
- Câu 38 : Một quần thể động vật ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới cái là 0,1 AA : 0,2 Aa : 0,7 aa; ở giới đực là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Kết luận nào sau đây không đúng?
A Ở F1 kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 56%.
B Ở F1 kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 12%
C Tần số của alen A và tần số của alen a lần lượt là 0,4 và 0,6
D Sau một thế hệ ngẫu phối F1 đạt trạng thái cân bằng di truyền.
- Câu 39 : Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô là
A SVTT bậc 1 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3
B SVTT bậc 3 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
C SVTT bậc 3 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2
D SVTT bậc 2 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
- Câu 40 : Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A hoặc B thì cho hoa hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho cây hoa hồng thuần chủng giao phối với cây hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, những phép lai nào phù hợp với tất cả các thông tin trên? (1) AAbb x AaBb (3) AAbb x AaBB (5) aaBb x AaBB (2) aaBB x AaBb (4) AAbb x AABb (6) Aabb x AABb Đáp án đúng là:
A 1, 3, 4.
B 1, 2, 4
C 1, 2, 3.
D 1, 2, 6
- Câu 41 : Một loài giun dẹp sống trong cát ở vùng ngập thủy triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thủy triều xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp là dạng quan hệ nào dưới đây?
A Quan hệ hội sinh
B Quan hệ hợp tác
C Quan hệ kí sinh
D Quan hệ cộng sinh
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen