Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh trường THPT Đa P...
- Câu 1 : Xét 1 gen có 2 alen ở hai quần thể của cùng một loài. Quần thể thứ nhất có 900 cá thể, trong đó tần số alen A là 0,6. Quần thể thứ hai có 300 cá thể, trong đó tần số alen A là 0,4. Nếu toàn bộ các cá thể ở quần thể hai di cư vào quần thể một tạo nên quần thể mới. Khi quần thể mới đạt trạng thái cân bằng di truyền thì kiểu gen AA có tỉ lệ:
A 0,495.
B 0,55
C 0,45.
D 0,3025
- Câu 2 : Vùng mã hoá của hai phân tử mARN (a và b) ở một loài vi khuẩn đều có số lượng nuclêôtit bằng nhau. Thành phần các loại nuclêôtit của mỗi phân tử mARN như sau:Nếu phân tử mARN b có 405 nuclêôtit loại A thì số lượng từng loại nuclêôtit của gen a (ở vùng mã hoá) là:
A A= T = 600; G = X = 900
B A= T = 900; G = X = 600
C A= T = 405; G = X = 1095
D A= T = 450; G = X = 1050.
- Câu 3 : Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây: (1)Một số loài tảo nước ngọt tiết chất độc ra môi trường ảnh hưởng tới các loài cá tôm.(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.(3)Loài cá ép sống trên các loài cá lớn. (4)Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng. (5)Vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu. Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc quan hệ đối kháng giữa các loài?
A 4
B 1
C 3
D 2
- Câu 4 : Ở một loài thực vật, biết tính trạng màu hoa do một gen có 2 alen quy định. Cây có kiểu gen AA cho hoa đỏ, cây có kiểu gen Aa cho hoa hồng, cây có kiểu gen aa cho hoa trắng. Khảo sát 6 quần thể của loài này cho kết quả như sau: Trong 6 quần thể nói trên, có bao nhiêu quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
A 2
B 3
C 4
D 1
- Câu 5 : Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật, người ta không dựa vào:
A Cơ quan tương đồng.
B Cơ quan tương tự.
C Bằng chứng sinh học phân tử.
D Bằng chứng tế bào học.
- Câu 6 : Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gen (A, a; B, b) phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa. Kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B cho kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen chỉ có một loại alen trội A cho kiểu hình hoa vàng, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 3 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận phù hợp với kết quả của phép lai trên?(1) Số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.(2) Số cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.(3) F1 có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng.(4) Trong các cây hoa trắng ở F1, cây hoa trắng đồng hợp tử chiếm 25%.
A 2
B 1
C 3
D 4
- Câu 7 : Ở một loài động vật lưỡng bội, xét một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa do gen này tạo ra trong quần thể thuộc loài này là
A 3
B 4
C 5
D 2
- Câu 8 : Cho P có kiểu hình ngô thân cao tự thụ phấn, ở F1 có tỉ lệ 9 cây cao: 7 cây thấp. Cho toàn bộ ngô thân cao F1 giao phấn ngẫu nhiên tạo ra F2. Kết luận nào sau đây đúng?
A Số cây thân cao ở F2 chiếm 9/16.
B Ở F2 có tất cả 5 loại kiểu gen.
C Kiểu gen đồng hợp lặn ở F2 là 1/81
D Số cây thân thấp ở F2 chiếm 31,25%.
- Câu 9 : Một tế bào có kiểu gen khi giảm phân bình thường không có trao đổi chéo, thực tế cho mấy loại tinh trùng
A 4
B 8
C 1
D 2
- Câu 10 : Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Trong các phép lai sau , có bao nhiêu phép lai cho đời con có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình ?(1) AaBb x aabb(2) AaBb x AABb(3) AB/ab x AB/ab(4) Ab/ab x aB/ab(5) Aaaabbbb x aaaaBbbb(6) AaaaBbbb x aaaabbbb(7) AAaaBBbb x aaaabbbb
A 4
B 6
C 5
D 3
- Câu 11 : Phả hệ dưới đây ghi lại sự di truyền của một bệnh rất hiếm gặp ở người do một gen đột biến gây nên. Điều giải thích nào dưới đây là hợp lý hơn cả về sự di truyền của bệnh này?
A Bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định.
B Bệnh do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định.
C Bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X qui định.
D Bệnh do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể X qui định.
- Câu 12 : Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, dạng làm cho số lượng vật chất di truyền không đổi là:
A mất đoạn
B lặp đoạn
C đảo đoạn
D chuyển đoạn
- Câu 13 : Trong một đầm lầy tự nhiên, cá chép và cá trê sử dụng ốc bươu vàng làm thức ăn, cá chép lại làm thức ăn của rái cá. Do điều kiện môi trường khắc nghiệt làm cho kích thước của các quần thể nói trên đều giảm mạnh và đạt đến kích thước tối thiểu. Một thời gian sau, nếu điều kiện môi trường thuận lợi trở lại thì quần thể khôi phục kích thước nhanh nhất là
A Quần thể cá trê
B Quần thể rái cá.
C Quần thể cá chép.
D Quần thể ốc bươu vàng.
- Câu 14 : Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử:
A protein
B ADN
C mARN
D ARN
- Câu 15 : Khi cơ thể F1 chứa 3 cặp gen dị hợp giảm phân, thu được 8 loại giao tử với tỉ lệ và thành phần gen như sau: ABD = aBD = Abd = abd = 9,25%, ABd = aBd = AbD = abD = 15,75%. Kiểu gen của cơ thể F1 và tần số trao đổi chéo là:
A Bb (Ad//aD), f = 18,5%.
B Aa (Bd//bD), f = 37%.
C Aa (BD//bd), f = 18,5%
D Aa (Bd//bD), f = 18,5%.
- Câu 16 : Nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại là:
A đột biến số lượng nhiễm sắc thể
B đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
C đột biến gen
D Đột biến
- Câu 17 : Trong trường hợp rối loạn phân bào 2 giảm phân, các loại giao tử bất thường có thể được tạo ra từ tế bào mang kiểu gen là
A
B
C
D
- Câu 18 : Sự đóng xoắn của nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào tạo thuận lợi cho sự:
A nhân đôi, phân ly, tổ hợp của nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc
B nhân đôi, tổ hợp của nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc
C phân ly, tổ hợp của nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc
D nhân đôi, phân ly của nhiễm sắc thể
- Câu 19 : Có 4 quần thể của cùng một loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất?
A Quần thể sống ở môi trường có diện tích 3050m2 và có mật độ 9 cá thể/1.
B Quần thể sống ở môi trường có diện tích 2150m2 và có mật độ 12 cá thể/1
C Quần thể sống ở môi trường có diện tích 835m2 và có mật độ 33 cá thể/1
D Quần thể sống ở môi trường có diện tích 800m2 và có mật độ 34 cá thể/1.
- Câu 20 : Trong trường hợp trội hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của phép lai P: Aa x Aa lần lượt là:
A 3:1 và 1:2:1
B 3:1 và 3:1
C 1:2:1 và 3:1
D 1:2:1 và 1:2:1
- Câu 21 : Một quần thể người có hệ nhóm máu A, B, AB, O cân bằng di truyền. Tần số alen . Tần số các nhóm máu A, B, AB, O lần lượt là:
A 0,3; 0,4; 0,26; 0,04.
B 0,05; 0,77; 0,14; 0,04
C 0,05; 0,81; 0,10; 0,04
D 0,05; 0,7; 0,21; 0,04.
- Câu 22 : Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau: Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
B Đột biến gen và chọn lọc tự nhiên
C Đột biến gen và giao phối không ngẫu nhiên.
D Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
- Câu 23 : Trong các phát biểu sau về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu không đúng? (1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.(2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.(3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.(4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh tốc độ tiến hóa hình thành đặc điểm thích nghi.(5) Quan hệ cạnh tranh là mối quan hệ phổ biến trong quần thể
A 2
B 1
C 4
D 3
- Câu 24 : Trong thí nghiệm của mình, Milơ và Urây đã mô phỏng khí quyển nguyên thủy của Trái Đất trong phòng thí nghiệm để tổng hợp hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. hai ông đã sử dụng các khí
A
B
C
D
- Câu 25 : Hiện tượng di truyền thẳng liên quan đến trường hợp nào sau đây?
A Gen ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể Y
B Gen lặn trên nhiễm sắc thể X
C Gen lặn trên nhiễm sắc thể thường
D Gen trội trên nhiễm sắc thể thường
- Câu 26 : Trong các phát biểu sau đây về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Diễn thế sinh thái là sự biến đối tuần tự của quần xã sinh vật qua các giai đoạn khác nhau. (2) Quá trình diễn thế có thể tạo nên một quần xã ổn định hoặc suy thoái. (3) Người ta có thể dự đoán được tương lai của quá trình diễn thế. (4) Diễn thế sinh thái có thể được ứng dụng trong việc quy hoạch về nông lâm ngư nghiệp.
A 3
B 4
C 2
D 1
- Câu 27 : Mầu hoa của một loài thực vật có 3 loại là hoa đỏ, hoa vàng và hoa trắng. Để xác định quy luật di truyền của tính trạng mầu hoa người ta đã tiến hành 3 phép lai thu được kết quả như sau: Tính trạng mầu hoa của loài thực vật này di truyền theo quy luật
A Trội không hoàn toàn.
B Tương tác át chế.
C Tương tác cộng gộp.
D Tương tác bổ sung.
- Câu 28 : Sau khi gặt hái, người nông dân Nam Bộ thường đốt rơm rạ ngoài đồng. Mục đích quan trọng nhất về mặt sinh thái học của tập quán đó là:
A Trả lại nhanh vật chất cho các chu trình.
B Tránh sự ô nhiễm đồng ruộng.
C Nhanh chóng giảm nguồn rơm rạ quá dư thừa không có nơi tích trữ.
D Giải phóng nhanh đồng ruộng để sớm gieo trồng vụ tiếp.
- Câu 29 : Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau, có bao nhiêu trường hợp có thể gặp ở cả nam và nữ?(1) Bệnh pheninketo niệu.(2) Bệnh ung thư máu(3) Tật có túm lông ở vành tai. (4) Hội chứng Đao.(5) Hội chứng Tơcnơ.(6) Bệnh máu khó đông.
A 5
B 2
C 3
D 4
- Câu 30 : Cho các đặc điểm sau:(1) ADN mạch vòng kép.(2) Có chứa gen đánh dấu.(3) ADN mạch thẳng kép. (4) Có trình tự nhận biết của enzim cắt.(5) Có kích thước lớn hơn so với ADN vùng nhân. Có bao nhiêu đặc điểm đúng với plasmit làm thể truyền trong công nghệ gen?
A 1
B 4
C 2
D 3
- Câu 31 : Hình vẽ dưới đây mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến nào sau đây?
A Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
B Chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.
C Chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.
D Chuyển đoạn tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.
- Câu 32 : Khi nói về lưới thức ăn, điều nào sau đây không đúng?
A Cấu trúc của lưới thức ăn càng đơn giản khi đi từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp.
B Là một tập hợp các chuỗi thức ăn có các mắt xích chung.
C Các hệ sinh thái đỉnh cực có lưới thức ăn phức tạp hơn các hệ sinh thái trẻ.
D những loài rộng thực đóng vai trò là các mắt xích chung.
- Câu 33 : Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử: (1) Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên cạn. (2) Một số loài kì giông sống trong một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh. (3) Ngựa lai với lừa sinh ra con la bất thụ. (4) Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương tây giao phối vào cuối hè. (5) Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ không tương thích nên không thể kết hợp được với nhau. (6) Cừu có thể giao phối với dê tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển thành phôi.Đáp án đúng là :
A (2), (3), (6)
B (2), (3), (5)
C (1), (3), (6)
D (2), (4), (5).
- Câu 34 : Cho các phát biểu sau: (1) Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mạch mã gốc ở vùng mã hóa của gen. (2) Trong nhân đôi ADN, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn; (3) Trong dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên phân tử mARN. (4) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản. (5) Trong quá trình dịch mã, mARN thường chỉ gắn với một ribôxôm để tạo một chuỗi polipeptit. (6) Trong quá trình phiên mã, trước hết enzim ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc có chiều 3’ → 5’. Số phát biểu đúng về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không xảy ra đột biến là
A 3
B 6
C 5
D 4
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen