- Ôn tập: Nhiễm sắc thể
- Câu 1 : NST giới tính và NST thường có điểm gì khác nhau ?
- Câu 2 : Hiện tượng phân li độc lập và liên kết gen khác nhau như thế nào ?
- Câu 3 : Quá trình tạo tinh trùng với quá trình tạo trứng có điểm gì khác nhau ?
- Câu 4 : Cơ chế nào đảm bảo cho bộ NST thể của loài ổn định ?
- Câu 5 : Mỗi NST thường giữ vững cấu trúc riêng biột của nó và duy trì liên tục qua các thế hệ tế bào. Tuy nhiên, hình thái của nó thay đổi theo chu kì tế bào : từ….( 1 )…..ở kì trung gian, chuyển sang bắt đầu….(2)…..rồi đóng xoắn cực đại. Sau đó, NSTlại….(3)… ở kì cuối.A. duỗi xoắnB. đóng xoắnC. dạng sợi mảnh
- Câu 6 : Chọn từ, cụm từ phù hợp trong số những từ và cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống trong câu sau :Ở động vật, các tinh bào bậc 1 qua hai lần phân bào giảm phân tạo ra……(1)……các tế bào con phát triển thành…(2)….Có hình dạng, kích thước….(3)…. Các noãn bào bậc 1 qua hai lần phân bào giảm phân tạo ra 1trứng và 3 thể cực có kích thước…..(4)…A. khác nhauB. các tinh trùngC. giống nhauD. 4 tế bào con
- Câu 7 : Đặc điểm quan trọng nhất của quá trình nguyên phân là gì ?
A Sự phần chia đều chất nhân cho 2 tế bào con
B Sự phân chia đều chất tế bào cho 2 tế bào con
C Sự phân li đồng đều của cặp NST về 2 tế bào con
D Sự sao chép bộ NST của tế bào mẹ sang 2 tế bào con
- Câu 8 : Ở đa số các loài thú, giới tính được xác định ở thời điểm nào ?
A Sau khi thụ tinh, do tinh trùng quyết định.
B Trước khi thụ tinh, do trứng quyết định.
C Trong khi thụ tinh.
D Sau khi thụ tinh do môi trường quyết định.
- Câu 9 : Cho 2 thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn, có tua cuốn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ : 1 hạt trơn, không có tua cuốn : 2 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, có tua cuốn.Kết quả này được giải thích như thế nào ?
A Từng cặp tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 3 : 1
B Hai cặp tính trạng di truyền liên kết
C Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau
D Di truyền theo quy luật Menđen
- Câu 10 : Ở người đàn bà bình thường, sự phát sinh giao tử sẽ cho ra các loại giao tử như thế nào về nhiễm sắc thể giới tính ?
A
100% giao tử X.
B 100% giao tử Y.
C 50% giao tử X và 50% giao tử Y.
D 25% giao tử X và 75% giao tử Y.
- Câu 11 : Dưới đây là một số hoạt động của các cấu trúc tế bào liên quan với giảm phân.I. Sự tiếp hợp của các nhiễm sắc thể kép tương đồng.II. Sự tách nhau ra của các nhiễm sắc thể kép tương đồng.III. Sự tách nhau ra của các crômatit trong từng nhiễm sắc thể kép.IV. Sự trao đổi chéo từng đoạn tương ứng giữa các crômatit không phải là chị em.V. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể kép không phải là chị em.Trình tự nào dưới đây của các hoạt động là đúng ?
A
I, II, III, IV, V.
B I, II, IV, III, V.
C I, IV, II, III, V.
D I, IV, II, V, III,
- Câu 12 : Hình dưới đây minh hoạ cho thời điểm nào của giảm phân ở tế bào động vật có 2n = 4?
A
Chuẩn bị nguyên phân, đang ở kì trung gian.
B Đang ở kì đầu của nguyên phân.
C Đang ở kì trung gian trước giảm phân I.
D Đang ở kì đầu của giảm phân II.
- Câu 13 : Hình dưới đây minh hoạ cho thời điểm nào của giảm phân ở tế bào động vật có 2n = 4?
A
Đang ở kì giữa của nguyên phân.
B Đang ở kì giữa của giảm phân I.
C Đang ở kì giữa của giảm phân II.
D Đang ở kì đầu của nguyên phân.
- Câu 14 : Một tế bào của người (2n = 46 NST) đang ở kì sau của nguyên phân, số lượng NST trong tế bào bằng:
A
46 đơn
B 92 đơn
C 23 kép
D 46 kép
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 63 Ôn tập phần sinh vật và môi trường
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 1 Menđen và Di truyền học
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 2 Lai một cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 3 Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 4 Lai hai cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 5 Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 7 Bài tập chương I
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 12 Cơ chế xác định giới tính
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 Di truyền liên kết
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 15 ADN