Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ...
- Câu 1 : Đêm mồng 4 rạng sáng ngày 5-7-1885 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A Phái chủ chiến tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ, đồn Mang Cá.
B Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên ngôi.
C Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi về Quảng Trị.
D Phái chủ chiến đánh bai quân Pháp ở tòa Khâm Sứ.
- Câu 2 : Thực dân Pháp đã có động thái gì trước những hành động ngày càng quyết liệt của Tôn Thất Thuyết?
A Lật đổ vua Hàm Nghi.
B Mua chuộc Tôn Thất Thuyết.
C Tìm cách tiêu diệt phái chủ chiến.
D Đàn áp phong trào Cần Vương.
- Câu 3 : Cuộc khởi nghĩa nào do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo?
A Khởi nghia Hương Khê.
B Phong trào Cần Vương.
C Khởi nghĩa Ba Đình.
D Khởi nghĩa Bãi Sậy.
- Câu 4 : Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) đã triệt để sử dụng chiến thuật nào?
A tấn công trực diện.
B du kích đánh địch.
C tiến phát chế nhân.
D vườn không nhà trống.
- Câu 5 : Hoạt động chính của nghĩa quân Hương Khê trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888 là gì?
A Xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí, tích trữ lương thảo.
B Đẩy lui nhiều cuộc càn quét của địch.
C Thực hiện tập kích quân Pháp trên núi Vụ Quang.
D Chế tạo súng trường theo mẫu súng của Pháp.
- Câu 6 : Nhân tố nào được xem là chất xúc tác thổi bùng lên một phong trào yêu nước rộng lớn cuối thế kỉ XIX?
A Tác động của cuộc khai thác thuộc địa
B Mâu thuẫn trong nội bộ triều đình Huế
C Sự ra đời của chiếu Cần Vương
D Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
- Câu 7 : Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm giai đoạn hai của phong trào Cần Vương (1888 – 1896)?
A Phong trào vẫn được duy trì.
B Phong trào dần quy tục thành các trung tâm lớn.
C Quy mô, trình độ tổ chức cao hơn.
D Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết lãnh đạo.
- Câu 8 : Cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại cũng đánh dấu sự chấm dứt của
A Phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX.
B Phong trào đấu tranh vũ trang đầu thế kỉ XX.
C Phong trào Cần Vương.
D Phong trào đấu tranh của Đồng bằng Bắc Kì.
- Câu 9 : Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm của khởi nghĩa Hương Khê?
A Do Phan Đình Phùng, Cao Thắng Lãnh đạo.
B Lấy vùng Bãi Sậy (Hưng Yên) làm căn cứ.
C Nghĩa quân chia thành 15 quân thứ.
D Chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp.
- Câu 10 : Tôn Thất Thuyết thay vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương nhằm mục đích gì?
A Tố cáo tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh
B Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước
C Tố cáo tội ác của thực dân Pháp
D Khẳng định nền độc lập của Việt Nam
- Câu 11 : Đâu không phải luận điểm chứng minh khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
A Thời gian diễn ra dài nhất
B Địa bàn hoạt động rộng lớn nhất
C Trình độ tổ chức tiến bộ nhất
D Lãnh đạo tiên tiến nhất
- Câu 12 : Phong trào Cần vương diễn ra cuối thế kỉ XIX mang tính chất/ bản chất là
A phong trào yêu nước theo lập trường phong kiến.
B phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ.
C phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
D phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 1 Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
- - Trắc nghiệm Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp (1789 -1794) - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 3 Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 5 Công xã Pari 1871
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6 Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 7 Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 8 Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX
- - Trắc nghiệm Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Bài 9 Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8