Đề thi HK1 Sinh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Lê L...
- Câu 1 : Người đặt nền móng cho Di truyền học là:
A. Men-đê-lê-ép
B. Menđen
C. Moocgan
D. Cả A, B và C đúng
- Câu 2 : Biến dị là:
A. Những kiểu hình khác P
B. Sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ
C. Hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu
D. Hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau ở nhiều chi tiết
- Câu 3 : Trong thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của Menđen, kết quả phân li kiểu hình ở F2 là:
A. 3 trội : 1 lặn
B. 3 lặn : 1 trội
C. 1 lặn : 1 trội
D. 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn
- Câu 4 : Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng ...(1)... cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng ...(2)... để kiểm tra ...(3)... của cơ thể mang tính trạng ...(4)...Thứ tự các từ cần điền vào các chỗ trống trên là:
A. (1) lặn, (2) trội, (3) kiểu hình, (4) lặn
B. (1) lặn, (2) trội, (3) kiểu gen, (4) lặn
C. (1) trội, (2) lặn, (3) kiểu gen, (4) trội
D. (1) trội, (2) lặn, (3) kiểu hình, (4) trội
- Câu 5 : Ở đậu Hà Lan, cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn thu được F2. Theo lí thuyết, F2 gồm:
A. 100% cây hoa đỏ
B. 75% cây hoa trắng : 25% cây hoa đỏ
C. 100% cây hoa trắng
D. 75% cây hoa đỏ : 25% cây hoa trắng
- Câu 6 : Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng, gen B quy định quả tròn là trội hoàn toàn so với gen b quy định quả bầu dục. Các gen này phân li độc lập với nhau. Cho cây quả đỏ, tròn dị hợp tử về cả hai cặp gen (F1) tự thụ phấn, thu được đời con F2 gồm 4 loại kiểu hình. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?1. F1 có 4 loại giao tử
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 7 : Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai vì:
A. Các tính trạng tương phản phân biệt nhau rõ ràng, khó nhận biết
B. Các tính trạng tương phản phân biệt nhau rõ ràng, dễ nhận biết
C. Để có thể dễ dàng theo dõi những biểu hiện của các tính trạng đó ở đời con
D. Cả B và C đúng
- Câu 8 : NST được cấu tạo chủ yếu từ những thành phần hóa học nào sau đây?
A. mARN và protein loại histon
B. ADN và protein loại histon
C. tARN và protein loại histon
D. rARN và protein loại histon
- Câu 9 : Ở người, gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng, gen B quy định lông mi dài, gen b quy định lông mi ngắn. Các gen này phân li độc lập với nhau. Bố có tóc thẳng, lông mi ngắn. Hãy chọn người mẹ có kiểu gen phù hợp trong các trường hợp sau để sinh con ra đều có tóc xoăn, lông mi dài.
A. AaBb
B. AaBB
C. AABB
D. AABb
- Câu 10 : Hình 1 mô tả một NST đang ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào. Trong bốn vị trí được đánh số thứ tự từ 1 đến 4, vị trí nào là điểm dính của NST vào sợi tơ trong thoi phân bào?
A. Vị trí số 1
B. Vị trí số 2
C. Vị trí số 3
D. Vị trí số 4
- Câu 11 : Loại tế bào nào sau đây có bộ NST đơn bội?
A. Tinh trùng
B. Hợp tử
C. Noãn nguyên bào
D. Tinh nguyên bào
- Câu 12 : Ở Người, các NST thường được kí hiệu chung là A, cặp NST giới tính ở nữ được kí hiệu là XX và ở nam được kí hiệu là XY. Hợp tử được tạo thành do sự kết hợp giữa loại tinh trùng và loại trứng nào sau đây sẽ phát triển thành con trai?
A. Tinh trùng 22A + X và trứng 22A + X
B. Tinh trùng 22A + X và trứng 22A + XX
C. Tinh trùng 22A + Y và trứng 22A + X
D. Tinh trùng 22A + 0 và trứng 22A + X
- Câu 13 : Quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen nào sau đây sẽ tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau?
A. Aabb
B. AaBb
C. AABB
D. aabb
- Câu 14 : Quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen nào sau đây sẽ tạo ra bốn loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau?
A. Aabb
B. AaBb
C. AABB
D. aabb
- Câu 15 : Ở ruồi giấm, gen quy định màu sắc thân và gen quy định độ dài cánh nằm trên cùng một NST. Gen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với gen a quy định thân đen; gen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với gen b quy định cánh ngắn. Lai ruồi giấm thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi giấm thân đen, cánh ngắn thu được các con ruồi F1. Tiếp tục lai ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh ngắn. Theo lí thuyết, đời con có:
A. Hai loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1
B. Hai loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3:1
C. Bốn loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1: 1:1
D. Bốn loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9:3 :3 :1
- Câu 16 : Đơn phân cấu tạo nên ADN là:
A. Axit amin
B. Nucleoxom
C. Nucleotit
D. Ribonucleotit
- Câu 17 : Hàm lượng ADN trong nhân tế bào lưỡng bội của người là 6,6 x 10-12 g. Theo lí thuyết, hàm lượng ADN có trong nhân của một tinh trùng là:
A. 6,6 x 10-12 g
B. 6,6 x 10-6 g
C. 3,3 x 10-6 g
D. 3,3 x 10-12 g
- Câu 18 : Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chức năng của protein?(I) Tham gia cấu trúc nên tế bào và cơ thể
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 19 : Đơn phân cấu tạo nên protein là:
A. Axit amin
B. Nucleoxom
C. Nucleotit
D. Ribonucleotit
- Câu 20 : Một gen có 150 chu kì xoắn. Chiều dài của gen đó là:
A. 510 nm
B. 510 A0
C. 4080 µ
D. 4080 A0
- Câu 21 : Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào sau đây quy định?
A. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào
B. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleoti trong phân tử ADN
C. Tỉ lệ (A + T) / (G + X)
D. Cả B và C
- Câu 22 : Một đoạn mạch ARN có trình tự các nucleotit như sau: – A – U – G – X – U – A – X – G – G – A – A –
A. – A – T – G – X – T – A – X – G – G – A – A –
B. – A – U – G – X – U – A – X – G – G – A – A –
C. – U – A – X – G – A – U – G – X – X – U – U –
D. – T – A – X – G – A – T – G – X – X – T – T –
- Câu 23 : Bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ gen → ARN là:
A. Trình tự các nucleotit trên mạch của gen quy định trình tự các nucleotit trên mạch ARN
B. Trình tự các nucleotit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nucleotit trên mạch ARN
C. Trình tự các nucleotit trên mạch ARN quy định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin
D. Cả B và C
- Câu 24 : Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội phát sinh từ loài này có số lượng NST là:
A. 36
B. 48
C. 72
D. 108
- Câu 25 : Loại biến dị nào sau đây phát sinh trong đời sống cá thể, do dảnh hưởng trực tiếp của môi trường, biểu hiện đồng loạt theo một hướng xác định và không di truyền được?
A. Biến dị tổ hợp
B. Đột biến gen
C. Đột biến NST
D. Thường biến
- Câu 26 : Những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả bộ NST được gọi là:
A. Đột biến số lượng NST
B. Đột biến gen
C. Đột biến cấu trúc NST
D. Thường biến
- Câu 27 : Hình 3 mô tả dạng đột biển nào?
A. Đột biến mất một cặp nucleotit
B. Đột biến thêm một cặp nucleotit
C. Đột biến mất đoạn NST
D. Đột biến số lượng NST
- Câu 28 : Sự kết hợp giữa giao tử (n) với loại giao tử nào để tạo ra hợp tử (2n + 1):
A. (2n – 1)
B. (2n + 1)
C. (n – 1)
D. (n + 1)
- Câu 29 : Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của người mắc Hội chứng Down có bao nhiêu NST?
A. 45
B. 46
C. 47
D. 48
- Câu 30 : Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp những khó khăn chủ yếu nào?
A. Người là động vật bậc cao nhất
B. Người sinh sản muộn, đẻ ít con
C. Vì lí do xã hội, không thể áp dụng các phương pháp lai, gây đột biến
D. Cả B và C
- Câu 31 : Số lượng trứng và tinh trùng kết hợp với nhau để tạo ra trẻ sinh đôi cùng trứng là:
A. 1 trứng và 1 tinh trùng
B. 1 trứng và 2 tinh trùng
C. 2 trứng và 1 tinh trùng
D. 2 trứng và 2 tinh trùng
- Câu 32 : Số lượng trứng và tinh trùng kết hợp với nhau để tạo ra trẻ sinh đôi khác trứng là:
A. 1 trứng và 1 tinh trùng
B. 1 trứng và 2 tinh trùng
C. 2 trứng và 1 tinh trùng
D. 2 trứng và 2 tinh trùng
- Câu 33 : Bệnh máu khó đông do một gen quy định. Người vợ không mắc bệnh (О) lấy chồng không mắc bệnh (□), sinh ra con mắc bệnh chỉ là con trai (■). Sơ đồ phả hệ của trường hợp trên là:
A. A
B. B
C. C
D. D
- Câu 34 : Hình thức sinh sản tạo ra nhiều biến dị tổ hợp phong phú ở sinh vật là :
A. Sinh sản hữu tính
B. Sinh sản vô tính
C. Sinh sản sinh dưỡng
D. Sinh sản nảy chồi
- Câu 35 : Ở chuột gen A quy định đuôi dài, gen a quy định đuôi ngắn, gen B quy định lông xám b quy định lông đen. Các gen này phân ly độc lập với nhau. Con đực đuôi ngắn, lông đen. Chọn con cái có kiểu gen như thế nào? Trong các trường hợp sau để con sinh ra đều có đuôi dài lông xám ?
A. AABB
B. AaBB
C. AABb
D. AaBb
- Câu 36 : Ở những loài mà giới đực là giới dị giao tử thì trường hợp nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1 ?
A. Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương, xác suất thụ tinh của 2 loại giao tử đực ( mang NST X và NST Y ) với giao tử cái tương đương
B. Số giao tử đực bằng số giao tử cái
C. Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài vốn đã bằng nhau
D. Số giao tử X của cá thể đực bằng số giao tử X của cá thể cái
- Câu 37 : Tính đặc thù của prôtêin do yếu tố nào xác định?
A. Vai trò của prôtêin
B. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin
C. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit
D. Trình tự sắp xếp khác nhau của hơn 20 loại axit amin
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 63 Ôn tập phần sinh vật và môi trường
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 1 Menđen và Di truyền học
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 2 Lai một cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 3 Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 4 Lai hai cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 5 Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 7 Bài tập chương I
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 12 Cơ chế xác định giới tính
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 Di truyền liên kết
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 15 ADN