30 Câu hỏi trắc nghiệm chủ đề Liên Bang Nga, Trung...
- Câu 1 : Phần lục địa của Liên Bang Nga tiếp giáp với
A. 13 quốc gia.
B. 14 quốc gia.
C. 15 quốc gia.
D. 17 quốc gia.
- Câu 2 : Đâu là ranh giới tự nhiên để phân chia lãnh thổ châu Âu và châu Á trên đất nước Nga?
A. Dãy U-ran.
B. Sông Ô-bi.
C. Sông Ê-nit-xây.
D. Sông A-mua.
- Câu 3 : Hệ thống sông nào sau đây có giá trị về thủy điện và giao thông lớn nhất Liên Bang Nga?
A. Sông Vôn-ga.
B. Sông Lê-na.
C. Sông Ô-bi.
D. Sông Ê-nit-xây.
- Câu 4 : Khoáng sản kim loại màu của Trung Quốc nổi tiếng ở
A. miền Tây.
B. miền Bắc.
C. miền Nam.
D. miền Đông.
- Câu 5 : Liên bang Nga không giáp với
A. biển Ban Tích.
B. biển Đen.
C. biển Aran.
D. biển Caxpi.
- Câu 6 : Nơi tập trung nhiều dầu mỏ và khí tự nhiên của nước Nga là
A. đồng bằng Đông Âu.
B. đồng bằng Tây Xi - bia.
C. cao nguyên Trung Xi - bia.
D. dãy núi U ran.
- Câu 7 : Thế mạnh nổi bật ở đồng bằng Đông Âu của LB Nga là
A. vùng giàu có về khoáng sản đang được khai thác.
B. vùng trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi.
C. vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất.
D. có diện tích đất hoang hóa nhiều đang được cải tạo.
- Câu 8 : Nhận xét không chính xác về ngành giao thông vận tải của LB Nga?
A. Có hệ thống giao thông vận tải tương đối phát triển với đủ các loại hình.
B. Đường ô tô đóng vai trò quan trọng trong phát triển vùng đông Xi bia
C. Có thủ đô Mátcơva nổi tiếng thế giới về hệ thống đường xe điện ngầm.
D. Gần đây nhiều hệ thống đường giao thông được nâng cấp, mở rộng.
- Câu 9 : Trong những yếu tố dưới đây, yếu tố nào không thể hiện sự khác biệt nhiều giữa miền Đông và miền Tây của Trung Quốc?
A. Diện tích.
B. Địa hình.
C. Khí hậu.
D. Quần cư.
- Câu 10 : Ngành công nghiệp nào được coi là ngành kinh tế mũi mhọn của Liên Bang Nga, hàng năm mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn?
A. Khai thác dầu khí.
B. Khai thác than.
C. Điện lực.
D. Luyện kim.
- Câu 11 : Từ lâu, Liên Bang Nga đã được coi là cường quốc về?
A. Công nghiệp luyện kim.
B. Công nghiệp vũ trụ.
C. Công nghiệp chế tạo máy.
D. Công nghiệp dệt.
- Câu 12 : Trong các ngành công nghiệp sau, ngành nào được coi là thế mạnh của Liên Bang Nga?
A. Công nghiệp luyện kim.
B. Công nghiệp chế tạo máy.
C. Công nghiệp quốc phòng.
D. Công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Câu 13 : Lúa mì ở Liên Bang Nga được trồng chủ yếu ở
A. phía bắc đồng bằng Tây Xia bia.
B. cao nguyên Trung Xi bia.
C. vùng Viễn Đông.
D. đồng bằng Đông Âu
- Câu 14 : Nhận xét không đúng về sự đối lập của tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?
A. Miền Tây là thượng nguồn của các sông lớn chảy về phía đông.
B. Miền Tây khí hậu lục địa, ít mưa còn miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều.
C. Miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên.
D. Miền Đông giàu khoáng sản; miền Tây khoáng sản không có.
- Câu 15 : Vùng kinh tế giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển nhưng nông nghiệp còn hạn chế của
A. vùng Trung ương.
B. vùng Trung tâm đất đen.
C. vùng Uran.
D. vùng Viễn Đông.
- Câu 16 : Vùng kinh tế quan trọng để nền kinh tế Liên bang Nga hội nhập vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương là
A. vùng Trung ương.
B. vùng Trung tâm đất đen.
C. vùng U-ran.
D. vùng Viễn Đông.
- Câu 17 : Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm dân cư Ô-Xtrây-li-a?
A. Có trình độ học vấn cao.
B. Chỉ số phát triển con người ở thứ hạng cao trên thế giới.
C. Trong các thập kỉ gần đây dân số tăng chủ yếu do nhập cư.
D. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở mức khá cao so với thế giới.
- Câu 18 : Vùng kinh tế lâu đời và phát triển nhất của Liên Bang Nga là
A. vùng Trung ương.
B. vùng Trung tâm đất đen.
C. vùng U-ran.
D. vùng Viễn Đông.
- Câu 19 : Ý nào sau đây không đúng về phân bố dân cư Ô-Xtrây-li-a
A. Dân cư tập trung rất đông ở đồng bằng ven biển.
B. Dân cư tập trung chủ yếu ở thành thị rất ít ở nông thôn.
C. Mật độ dân số rất thấp ở vùng nội địa.
D. Phân bố dân cư tương đối đều trên lãnh thổ.
- Câu 20 : Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn tiếp giáp với:
A. 13 nước
B. 14 nước
C. 15 nước.
D. 16 nước
- Câu 21 : Đặc điểm nổi bật của địa hình Trung Quốc là:
A. thấp dần từ bắc xuống nam
B. thấp dần từ tây sang đông
C. cao dần từ bắc xuống nam
D. cao dần từ tây sang đông
- Câu 22 : Đây là nông sản chính ở đồng bằng Hoa Trung của Trung Quốc?
A. Củ cải đường, bông, lạc
B. Ngô, lúa gạo, đỗ tương
C. Lúa gạo, mía, chè, bông
D. Lúa gạo, cao su, hồ tiêu
- Câu 23 : 90% dân số của Ô-xtrây-li-a tập trung ở dải đồng bằng ven biển phía:
A. Đông nam và Tây nam
B. Tây bắc và Đông nam
C. Đông bắc và Tây nam
D. Đông bắc và Tây bắc
- Câu 24 : Biện pháp nào sau đây Trung Quốc đã không áp dụng trong quá trình hiện đại hóa công nghiệp?
A. Giao quyền chủ động cho các xí nghiệp
B. Huy động toàn dân sản xuất công nghiệp
C. Thực hiện chính sách mở cửa
D. Hiện đại hóa trang thiết bị cho các ngành công nghiệp
- Câu 25 : Một trong những chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc sau năm 1978?
A. Hiện đại hóa trang thiết bị nông nghiệp
B. Chủ động đầu tư có trọng điểm
C. Chú trọng phát triển công nghiệp ở đô thị
D. Xây dựng nhiều nhà máy lớn
- Câu 26 : Một trong những chiến lược phát triển nông nghiệp của Trung Quốc sau năm 1978?
A. Thực hiện chính sách đóng cửa để sản xuất trong nước
B. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
C. Giao quyền sử dụng đất cho nông dân, phổ biến giống mới.
D. Khai thác triệt để lao động ở nông thôn.
- Câu 27 : Các loại nông sản nào dưới đây được trồng nhiều ở đồng bằng Đông Bắc và Hoa Bắc?
A. Lúa gạo, ngô, củ cải đường
B. Lúa mì, ngô, củ cải đường
C. Lúa gạo, mía, chè, bông
D. Ngô, chè, lúa gạo
- Câu 28 : Một trong những đặc điểm nổi bật của lao động Ô-xtrây-lia?
A. Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao
B. Trình độ công nghệ thông tin rất cao
C. Có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp
D. Đông đảo, giá rẻ
- Câu 29 : Nhận xét nào không đúng về đặc điểm tự nhiên miền Tây Trung Quốc ?
A. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các đồng bằng màu mỡ
B. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, ít mưa
C. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn
D. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa
- - Trắc nghiệm Bài 1 Sự tương quan về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại - Địa lý 11
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 4 Thực hành Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 5 Một số vấn đề của châu lục và khu vực
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 6 Hợp chủng quốc Hoa Kì
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 7 Liên minh châu Âu
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 8 Liên bang Nga
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Ôn tập phần A
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 10 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 11 Khu vực Đông Nam Á