Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh học 12 năm 2020 -...
- Câu 1 : Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên điều gì?
A. vốn gen của quần thể.
B. kiểu gen của quần thể.
C. kiểu hình của quần thể.
D. thành phần kiểu gen của quần thể.
- Câu 2 : Tự thụ phấn ở thực vật có hoa là gì?
A. Chỉ những cây có cùng kiểu gen mới có thể giao phấn cho nhau.
B. Hạt phấn của cây nào thụ phấn cho noãn của cây đó.
C. Hạt phấn của cây này thụ phấn cho cây khác.
D. Hạt phấn của hoa nào thụ phấn cho noãn của hoa đó.
- Câu 3 : Giao phối cận huyết là giao phối giữa các cá thể như thế nào?
A. Có quan hệ họ hàng gần nhau trong cùng loài
B. Khác loài thuộc cùng 1 chi
C. Sống trong cùng 1 khu vực địa lý
D. Khác loài nhưng có đặc điểm hình thái giống
- Câu 4 : Điều KHÔNG ĐÚNG về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối là gì?
A. Sự tự phối làm cho quần thể phân chia thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
B. Sự tự phối làm giảm thể đồng hợp trội, tăng tỉ lệ thể đồng hợp lặn, triệt tiêu ưu thế lai, sức sống giảm.
C. Qua nhiều thế hệ tự phối các gen ở trạng thái dị hợp chuyển dần sang trạng thái đồng hợp.
D. Qua nhiều thế hệ tự phối, kiểu gen đồng hợp có cơ hội biểu hiện nhiều hơn.
- Câu 5 : Vì sao giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống?
A. Các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng hợp
B. Tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau
C. Các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp
D. Xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại
- Câu 6 : Một quần thể tự thụ phấn xuất phát có thành phần kiểu gen là 05AA ; 0,3Aa ; 0,2aa. Khi sự tự thụ phấn kéo dài (số thế hệ tự thụ tiến đến vô cùng). Nhận xét nào sau đây về kết quả của quá trình tự phối là đúng?
A. Thành phần kiểu gen của quần thể chỉ còn lại 1 dòng thuần
B. Tần số các alen tiến tới bằng nhau
C. Tần số của A, a lần lượt bằng với tần số của AA và aa
D. Tỉ lệ các dòng thuần tiến tới bằng nhau
- Câu 7 : Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết để làm gì?
A. tăng tỉ lệ thể dị hợp.
B. giảm tỉ lệ thể đồng hợp.
C. tăng biến dị tổ hợp.
D. tạo dòng thuần chủng.
- Câu 8 : Tần số thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở quần thể nào?
A. Quần thể ngẫu phối
B. Quần thể giao phối có lựa chọn
C. Quần thể tự phối và ngẫu phối
D. Quần thể tự phối
- Câu 9 : Một cá thể có kiểu gen AaBb sau một thời gian thực hiện giao phối gần, số dòng thuần xuất hiện là
A. 4
B. 6
C. 8
D. 2
- Câu 10 : Với 2 gen alen A và a, bắt đầu bằng 1 cá thể có kiểu gen Aa. Ở thế hệ tự thụ thứ n, kết quả sẽ là
A. AA = aa = (1- (1/2)n)/2 ; Aa = (1/2)n
B. AA = aa = (1- (1/4)n)/2 ; Aa = (1/4)n
C. AA = aa = (1- (1/8)n)/2 ; Aa = (1/8)n
D. AA = aa = (1- (1/16)n)/2 ; Aa = (1/16)n
- Câu 11 : Quần thể ban đầu chỉ có kiểu gen Aa. Khi tự thụ phấn n thế hệ, kết quả về sự phân bố kiểu gen là:
A. toàn kiểu gen Aa
B. AA = Aa = aa = 1/3
C. AA = 3/4; aa = 1/4
D. AA = aa = 1/2
- Câu 12 : Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 0,1AA + 0,8Aa + 0,1aa = 1. Sau 3 thế hệ tự phối thì quần thể có cấu trúc di truyền như thế nào?
A. 0,45 AA + 0,10 Aa + 0,45 aa = 1.
B. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa = 1.
C. 0,20 AA + 0,60 Aa + 0,20 aa = 1.
D. 0,30 AA + 0,40 Aa + 0,30 aa = 1.
- Câu 13 : Trong một quần thể thực vật tự thụ phấn, giả sử tỉ lệ kiểu gen dị hợp (Aa) ở thế hệ xuất phát là 100%. Tỉ lệ kiểu gen AA ở thế hệ F3 là:
A. 25%.
B. 43,75%.
C. 56,25%.
D. 87,5%.
- Câu 14 : Xét một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen là 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa. Nếu tiến hành tự thụ phấn bắt buộc thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở thế hệ F3 là:
A. 50%.
B. 75%.
C. 87,5%.
D. 92,5%.
- Câu 15 : Điểm khác nhau của quần thể ngẫu phối so với quần thể tự phối qua các thế hệ là gì?
A. tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần.
B. tỉ lệ dị hợp tử giảm dần.
C. thành phần kiểu gen không thay đổi.
D. tần số các alen không thay đổi.
- Câu 16 : Quần thể giao phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên vì sao?
A. có sự giao phối ngẫu nhiên giữa các cá thể trong quần thể.
B. không có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá thể về mặt sinh sản.
C. sự giao phối trong nội bộ quần thể xảy ra không thường xuyên.
D. không có sự cách li trong giao phối giữa các cá thể thuộc các quần thể khác nhau trong một loài.
- Câu 17 : Điều nào dưới đây nói về quần thể ngẫu phối là không đúng?
A. Đặc trưng về tần số tương đối của các alen.
B. Điểm đặc trưng của quần thể giao phối là sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể.
C. Có sự đa dạng về kiểu gen tạo nên sự đa dạng về kiểu hình.
D. Các cá thể trong những quần thể khác nhau trong cùng một loài không giao phối với nhau.
- Câu 18 : Trong một quần thể ngẫu phối, không có chọn lọc, không có đột biến, tần số của các alen thuộc một gen nào đó?
A. không ổn định và đặc trưng cho từng quần thể.
B. chịu sự chi phối của quy luật tương tác gen.
C. chịu sự chi phối của quy luật di truyền liên kết và hoán vị gen.
D. có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể.
- Câu 19 : Tần số alen là gì?
A. Tập hợp tất cả các alen trong quần thể
B. Tỷ lệ số lượng alen đó trên tổng số lượng các loại alen trong quần thể tại một thời điểm xác định
C. Tỷ lệ số lượng alen đó trên tổng số lượng các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể
D. Tỷ lệ số lượng alen đó trên tổng số lượng các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định
- Câu 20 : Phương pháp tính tần số alen trong quần thể ngẫu phối với trường hợp trội hoàn toàn là dựa vào đặc điểm gì?
A. chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình trội.
B. dựa vào tỉ lệ các kiểu hình.
C. chỉ dựa vào tỉ lệ các kiểu hình lặn so với kiểu hình trội.
D. chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình lặn.
- Câu 21 : Quần thể cân bằng di truyền thoả mãn công thức nào sau đây
A. Aa =\(Aa = \sqrt {AA \times aa} \)
B. Aa = Aa + aa
C. AA – aa = Aa
D. \(Aa = 2\sqrt {AA \times aa}\)
- Câu 22 : Phương pháp tính tần số alen trong quần thể ngẫu phối với trường hợp trội không hoàn toàn là dựa vào yếu tố nào?
A. chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình trung gian.
B. dựa vào tỉ lệ các kiểu hình.
C. chỉ dựa vào tỉ lệ các kiểu hình lặn.
D. chỉ dựa vào tỉ lệ các kiểu hình trội.
- Câu 23 : Trong một quần thể ngẫu phối, nếu một gen có 3 alen a1, a2, a3 thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra bao nhiêu tổ hợp?
A. 4 tổ hợp kiểu gen.
B. 6 tổ hợp kiểu gen.
C. 8 tổ hợp kiểu gen.
D. 10 tổ hợp kiểu gen.
- Câu 24 : Trong quần thể ngẫu phối khó có thể tìm được hai cá thể giống nhau vì sao?
A. một gen thường có nhiều alen
B. các cá thể giao phối ngẫu nhiên và tự do
C. số biến dị tổ hợp rất lớn
D. số lượng gen trong kiểu gen rất lớn
- Câu 25 : Điều kiện nào là chủ yếu đảm bảo quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. Các hợp tử có sức sống như nhau.
B. Các loại giao tử có sức sống ngang nhau.
C. Sự giao phối diễn ra ngẫu nhiên.
D. Không có đột biến và chọn lọc.
- Câu 26 : Định luật Hacđi – Vanbec phản ánh điều gì?
A. sự cân bằng di truyền trong quần thể.
B. sự ổn định của tần số tương đối các alen trong quần thể.
C. sự mất ổn định của tần số các alen trong quần thể.
D. trạng thái động của quần thể.
- Câu 27 : Ý nghĩa nào dưới đây không phải của định luật Hacđi – Vanbec?
A. Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể đã được duy trì ổn định qua thời gian dài.
B. Từ tỉ lệ cá thể có kiểu hình lặn đột biến có thể suy ra được tần số của alen lặn đột biến đó trong quần thể.
C. Có thể suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số các alen từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể.
D. Phản ánh trạng thái động của quần thể, giải thích cơ sở của sự tiến hoá.
- Câu 28 : Ý nào không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi - Vanbec?
A. Không có đột biến và không có chọn lọc.
B. Không có hiện tượng di nhập gen.
C. Sự giao phối diễn ra không ngẫu nhiên.
D. Kích thước quần thể lớn và sự giao phối diễn ra ngẫu nhiên.
- Câu 29 : Quần thể giao phối có tính đa hình về di truyền vì sao?
A. các cá thể giao phối tự do nên các gen được tổ hợp với nhau tạo ra nhiều loại kiểu gen.
B. quần thể dễ phát sinh các đột biến nên tạo ra tính đa hình về di truyền.
C. các cá thể giao phối tự do nên đã tạo điều kiện cho đột biến được nhân lên.
D. quần thể là đơn vị tiến hoá của loài nên phải có tính đa hình về di truyền.
- Câu 30 : Ở một quần thể thực vật, tại thế hệ thứ xuất phát P có 100% thể dị hợp Aa. Qua tự thụ phấn thì tỉ lệ % Aa ở thế hệ thứ nhất, thứ hai lần lượt là:
A. 50%; 25%
B. 0,75%; 0,25%
C. 75%; 25%
D. 0,5%; 0,5%
- Câu 31 : Trong 1 quần thể tự thụ phấn, ở thế hệ xuất phát P có 100% thể dị hợp thì đến thế hệ F3 tỉ lệ % thể dị hợp và đồng hợp lần lượt là:
A. 50%, 50%.
B. 25%, 75%.
C. 12,5%, 87,5%.
D. 75%, 25%.
- Câu 32 : Thế hệ xuất phát P có thành phần kiểu gen là 0,60 Aa : 0,40 aa, qua tự thụ phấn liên tiếp thì thế hệ F3 có tỉ lệ kiểu gen aa là:
A. 92,5%
B. 26,25%
C. 66,25%
D. 55%
- Câu 33 : Một quần thể xuất phát P có 100% Aa, tự thụ phấn liên tiếp thì cấu trúc di truyền ở F4 là bao nhiêu?
A. 37,5% AA : 25% Aa : 37,5% aa.
B. 48,4375% AA : 6,25% Aa : 48,4375% aa.
C. 46,875% AA : 6,25% Aa : 46,875% aa.
D. 50% Aa : 25% AA : 25% aa.
- Câu 34 : Một quần thể xuất phát P có 100% Aa, sau một số thế hệ tự thụ phấn liên tiếp thì có thành phần kiểu gen ở một thế hệ là 43,75% AA : 12,5% Aa : 43,75%aa. Đây là thế hệ
A. F4
B. F1
C. F3
D. F2
- Câu 35 : Một quần thể chỉ có các cá thể mang kiểu gen AaBbDd, sau 1 thời gian dài thực hiện tự thụ phấn, sẽ xuất hiện số dòng thuần có kiểu gen khác nhau tối đa là
A. 6
B. 4
C. 2
D. 8
- Câu 36 : Quần thể giao phối có cấu trúc di truyền 0,30 AA : 0,40 Aa : 0,30 aa thì tần số của alen A và a là:
A. 0,7 A : 0,3 a
B. 0,3 A : 0,7 a
C. 0,5 A : 0,5 a
D. 0,6 A : 0,4 a
- Câu 37 : Ở gà, kiểu gen AA biểu hiện lông đen, aa biểu hiện lông trắng, Aa biểu hiện lông đốm. Một quần thể có 410 con lông đen, 580 con lông đốm, 10 con lông trắng. Tần số alen A và a của quần thể là:
A. 0,7 A : 0,3 a
B. 0,9 A : 0,1 a
C. 0,8 A : 0,2 a
D. 0,3 A : 0,7 a
- Câu 38 : Ở bò, gen A qui định lông đen trội hoàn toàn so với gen a qui định lông vàng. Trong một quần thể bò ở trạng thái cân bằng thấy có 9% số cá thể có lông vàng. Tần số của gen A, a trong quần thể là:
A. 0,9 A : 0,1 a.
B. 0,3 A : 0,7 a.
C. 0,1 A : 0,9 a.
D. 0,7 A : 0,3 a.
- Câu 39 : Quần thể nào có cấu trúc di truyền đạt trạng thái cân bằng?
A. 0, 68AA : 0,24 Aa : 0,08 aa
B. 0,34 AA : 0,42 Aa : 0,24 aa
C. 0,42 AA : 0,48 Aa : 0,10 aa
D. 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen