Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh học 12 năm 2020 -...
- Câu 1 : Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen Aa là 0,4. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen Aa trong quần thể sẽ là bao nhiêu?
A. 0,05
B. 0,025
C. 0,02
D. 0,01
- Câu 2 : Ở người, gen qui định nhóm máu ABO gồm 3 alen IA, IB, IO nằm trên NST thường. Trong đó alen IA, IB là đồng trội so với alen IO. Xét một quần thể người cân bằng di truyền có tần số các alen IA = 0,5; IB = 0,3; IO = 0,2. Một cặp vợ chồng trong quần thể này đều có nhóm máu B. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng có nhóm máu O là:
A. 2/49
B. 1/4
C. 2/98
D. 47/98
- Câu 3 : Một quần thề có 100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ. Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen ở thế hệ thứ ba là:
A. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa
B. 0,375AA : 0,25Aa : 0,375aa
C. 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa
D. 0.4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa
- Câu 4 : Một quần thể thực vật gồm 400 cây có kiểu gen AA, 400 cây có kiểu gen Aa và 200 cây có kiểu gen aa. Tần số kiểu gen Aa của quần thể này là:
A. 0,4
B. 0,5
C. 0,6
D. 0,2
- Câu 5 : Một quần thể có thành phần kiểu gen: 0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa = 1. Tần số alen A của quần thể này là:
A. 0,7
B. 0,8
C. 0,2
D. 0,1
- Câu 6 : Gen 1 và gen 2 nằm trên các cặp NST thường và phân ly độc lập, mỗi gen có 4 alen khác nhau. Gen 3 và 4 cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và liên kết không hoàn toàn, mỗi gen có 3 alen. Gen 5 có 2 alen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y. Số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể là:
A. 38700
B. 37800
C. 3600
D. 20700
- Câu 7 : Gen A có 2 alen, gen D có 3 alen, 2 gen này cùng nằm trên một NST. Số loại kiểu gen dị hợp tử tối đa có thể được tạo ra trong quần thể cây tứ bội là:
A. 15
B. 140
C. 120
D. 126
- Câu 8 : Nếu xét một gen có 3 alen (a1, a2, a3) nằm trên nhiễm sắc thể thường thì số loại kiểu gen tối đa về gen này trong một quần thể ngẫu phối là:
A. 4
B. 6
C. 8
D. 10
- Câu 9 : Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: gen thứ nhất có 4 alen thuộc đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ hai có 6 alen thuộc nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp không xảy ra đột biến; số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là:
A. 300
B. 294
C. 35
D. 24
- Câu 10 : Trong một quần thể ngẫu phối xét 3 gen :gen thứ nhất và gen thứ 2 nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau, gen thứ 3 nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y. Gen thứ nhất có 3 alen,gen thứ 2 có 3 alen,gen thứ 3 có 4 alen.Trong quần thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen khác nhau
A. 1134
B. 48
C. 504
D. 360
- Câu 11 : Trong chọn giống, muốn phát hiện các gen lặn đột biến xấu để loại bỏ chúng ra khỏi quần thể các nhà chọn giống đã sử dụng chủ yếu phương pháp nào?
A. Lai phân tích
B. Lai khác thứ
C. Lai gần
D. Lai kinh tế
- Câu 12 : Trong các phương pháp tạo giống mới, phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là gì?
A. Dùng công nghệ gen
B. Tạo giống từ nguồn biến dị tổ hợp
C. Dùng công nghệ tế bào
D. Tạo giống bằng gây đột biến
- Câu 13 : Theo lí thuyết, đời F1 trong phép lai nào sau đây có ưu thế lai cao nhất?
A. AABB x DDEE
B. AABB x aaBB
C. AAbb x aaBB
D. AABB x AAbb
- Câu 14 : Phương pháp lai nào sau đây có thể tạo ra cơ thể lai có nguồn gen khác xa nhau mà bằng lai hữu tính không thể thực hiện được?
A. Lai tế bào sinh dưỡng
B. Lai khác dòng
C. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ
D. Giao phối cận huyết
- Câu 15 : Khi nói về thoái hóa giống, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sự xuất hiện các biến dị tổ hợp là nguyên nhân gây ra thoái hóa giống
B. Khi giống bị thoái hóa thì sức chống chịu, khả năng sinh sản của giống kém hơn so với thế hệ bố mẹ
C. Ở các dòng thuần chủng, khi giao phối cận huyết hoặc tự thụ phấn cũng gây ra thoái hóa giống
D. Sự giao phối ngẫu nhiên ở các giống có kiểu gen dị hợp cũng gây ra thoái hóa giống
- Câu 16 : Người mắc hội chứng Đao trong tế bào có bộ NST như thế nào?
A. 3 NST số 21
B. 3 NST số 13
C. 3 NST số 18
D. 3 NST số 15
- Câu 17 : Hội chứng Đao xuất hiện do nguyên nhân nào?
A. rối loạn phân li cặp NST 22 ở bố hoặc mẹ
B. rối loạn phân li cặp NST 20 ở bố hoặc mẹ
C. rối loạn phân li cặp NST 21 ở bố hoặc mẹ
D. rối loạn phân li cặp NST 23 ở bố hoặc mẹ
- Câu 18 : Hội chứng Đao có thể dễ dàng được phát hiện bằng phương pháp nào dưới đây?
A. phả hệ
B. di truyền tế bào
C. di truyền phân tử
D. nghiên cứu trẻ đồng sinh
- Câu 19 : Tuổi của người mẹ có ảnh hưởng đến tần số sinh con bị hội chứng hay bệnh nào dưới đây?
A. hội chứng suy giảm miễn dịch
B. bệnh phêninkêtô niệu
C. bệnh hồng cầu hình liềm
D. hội chứng Đao
- Câu 20 : Cơ chế hình thành thể đột biến NST XXX (hội chứng 3X) ở người diễn ra như thế nào?
A. Cặp NST XX không phân li trong giảm phân
B. Có hiện tượng không phân li của cặp NST XY trong nguyên phân
C. Cặp NST XY không phân li trong giảm phân
D. NST XX không phân li trong nguyên phân
- Câu 21 : Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của tính trạng bệnh do gen lặn nằm trên NST thường qui định
A. Bố và mẹ bị bệnh thì tất cả các con của họ bị bệnh
B. Bệnh được biểu hiện ở nam nhiều hơn ở nữ
C. Bố và mẹ không bị bệnh vẫn có thể sinh con bị bệnh
D. Bố hoặc mẹ bị bệnh thì vẫn có thể sinh con bị bệnh
- Câu 22 : Đồng sinh khác trứng là hiện tượng gì?
A. Một tinh trùng thụ tinh với một trứng nhưng phân cắt thành nhiều hợp tử khác nhau
B. Nhiều tinh trùng cùng tham gia thụ tinh, mỗi tinh trùng thụ tinh với một trứng khác nhau
C. Nhiều tinh trùng cùng tham gia thụ tinh tạo hợp tử nhưng mỗi hợp tử được phát triển trong một cơ thể mẹ khác nhau (thụ tinh trong ống nghiệm)
D. Hiện tượng một trứng chìn và rụng phân cắt thành nhiều trứng khác nhau sau đó thụ tinh với các tinh trùng khác nhau
- Câu 23 : Ở người hội chứng và bệnh di truyền nào sau đây không liên quan đến đột biến số lượng NST?
A. Hội chứng Đao
B. Bệnh ung thư máu
C. Hội chứng Claiphenter
D. Hội chứng Tooc nơ
- Câu 24 : Để phát hiện các dị tật và bênh bẩm sinh liên quan đến các bệnh đột biến NST ở người, người ta sử dụng phương pháp nào dưới đây
A. Nghiên cứu tế bào học
B. Nghiên cứu trẻ đồng sinh
C. Nghiên cứu phả hệ
D. Phân tích hóa sinh
- Câu 25 : Bệnh hồng cầu hình liềm ở người là do dạng đột biến nào sau đây?
A. Mất 1 cặp nucleotit
B. Thay thế 1 cặp nucleotit
C. Thêm 1 cặp nu
D. Cấu trúc NST
- Câu 26 : Phương pháp nào không được áp dụng trong nghiên cứu di truyền học ở người?
A. Phương pháp lai phân tích
B. Phương pháp nghiên cứu phả hệ
C. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
D. Phương pháp nghiên cứu tế bào
- Câu 27 : Những người đồng sinh khác trứng nhưng cùng giới tính sẽ có các tính trạng như thế nào?
A. Nhóm máu giống nhau
B. Nhóm máu khác nhau
C. Màu da giống nhau
D. Giống hay khác phụ thuộc vào từng trường hợp
- Câu 28 : Cho các loại bệnh sau:1 đao, 2 ung thư máu, 3 PKU; 4: hồng cầu lưỡi liềm; 5: viêm não nhật bản; 6: claiphento; 7: tiếng khóc mèo kêu; 8: lao phổi; 9: câm điếc bẩm sinh; 10: cúm H5N1.
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
- Câu 29 : Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:(1) Ung thư máu
A. 1, 3, 7, 9
B. 1, 2, 4, 5
C. 4, 5, 6, 8
D. 1, 4, 7, 8
- Câu 30 : U ác tính khác với u lành như thế nào?
A. Tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào
B. Các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u khác nhau
C. Tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào
D. Các tế bào của khối u không có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u khác nhau
- Câu 31 : Bệnh ung thư là một căn bệnh đe dọa đến tính mạng của con người trên thế giới hiện nay. Có những phát biểu về căn bệnh này:(1) Khối u mà có tế bào ung thư di chuyển theo máu đến nơi khác trong cơ thể gọi là u lành tính.
A. 2, 4
B. 1, 2
C. 4, 5
D. 3, 4
- Câu 32 : Phương pháp gây đột biến nhân tạo nào được sử dụng phổ biến trong chọn giống?
A. thực vật, động vật
B. thực vật, vi sinh vật
C. động vật, vi sinh vật
D. tất cả các đối tượng
- Câu 33 : Sự khác biệt quan trọng trong việc gây đột biến bằng tác nhân vật lí và tác nhân hoá học là gì?
A. Tác nhân hóa học gây ra đột biến gen mà không gây đột biến NST
B. Tác nhân hóa học gây ra đột biến NST mà không gây đột biến gen
C. Tác nhân hoá học có khả năng gây ra các đột biến có tính chọn lọc cao hơn
D. Tác nhân hóa học có thể sử dụng thuận lợi ở vật nuôi
- Câu 34 : Cơ chế gây đột biến của các loại tia phóng xạ là gì?
A. cản trở sự hình thành thoi vô sắc
B. kích thích và ion hoá các nguyên tử khi xuyên qua các tổ chức và tế bào sống ảnh hưởng đến ADN, ARN
C. gây ra rối loạn phân li của các NST trong quá trình phân bào
D. kích thích các nguyên tử khi xuyên qua các tổ chức và tế bào sống ảnh hưởng đến ADN, ARN
- Câu 35 : Chất 5-brôm uraxin gây đột biến gen chủ yếu ở dạng nào sau đây?
A. thay thế cặp A-T thành cặp G-X
B. thay thế cặp T-A thành cặp A-T
C. thay thế cặp G-X thành cặp X-G
D. thay thế cặp G-X thành cặp T-A
- Câu 36 : Tác nhân nào gây đột biến nhân tạo có tính định hướng?
A. conxixin
B. tia tử ngoại
C. tia phóng xạ
D. sốc nhiệt
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen