Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 2: Sự suy vong của chế đ...
- Câu 1 : Ý nào sau đây không nằm trong mục đích của các cuộc phát kiến địa lí?
A. Tìm nguồn nguyên liệu, vàng bạc từ các nước phương Đông.
B. Tìm thị trường tiêu thụ hàng hóa ở các nước phương Đông.
C. Tìm con đường giao lưu buôn bán với các nước phương Đông.
D. Tìm những vùng đất mới ở châu Phi và châu Mĩ.
- Câu 2 : Ai là người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất?
A. Ph. Ma-gien-lan.
B. Va-xco đơ Ga-ma.
C. C. Cô-lôm-bô.
D. b. Đi-a-xơ.
- Câu 3 : Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại sự giàu có cho những tầng lớp nào ở châu Âu?
A. Quý tộc và công nhân làm thuê.
B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc.
C. Công nhân giàu có và nhà tư bản.
D. Quý tộc và thương nhân.
- Câu 4 : Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành với những giai cấp cơ bản nào?
A. Lãnh chúa và nông nô
B. Địa chủ và nông dân tá điền
C. Tư sản và vô sản
D. Quý tộc và công nhân
- Câu 5 : Những quốc gia nào đóng vai trò tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lý?
A. Mĩ, Anh
B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
C. Bồ Đào Nha, Italia
D. Anh, Pháp
- Câu 6 : Vì sao nông nô phải bán sức lao động của mình cho các ông chủ tư bản?
A. Họ bị quý tộc và tư sản cướp hết ruộng đất.
B. Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp.
C. Họ có thể giàu lên, trở thành tư sản.
D. Họ có điều kiện việc làm tốt hơn trong các xí nghiệp.
- Câu 7 : Ý nào dưới đây không phải là hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV?
A. Thị trường thế giới được mở rộng, thương nghiệp phát triển.
B. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
C. Là cuộc cách mạng thực sự trên lĩnh vực giao thông và tri thức.
D. Thúc đẩy sự khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
- Câu 8 : Hướng đi của C. Cô-lôm-bô có điểm gì khác biệt so với các nhà phát kiến địa lí khác?
A. Đi về hướng Nam
B. Đi sang hướng Đông
C. Đi về hướng Tây
D. Ngược lên hướng Bắc
- Câu 9 : Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI là gì?
A. Con đường giao thương với phương Đông qua Tây Á bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm.
B. Khoa học – kĩ thuật, đặc biệt là ngành hàng hải, có những tiến bộ đáng kể.
C. Thương nhân châu Âu có đủ kinh nghiệm cho các chuyến đi xa.
D. Do quyết định của các triều đình phong kiến Tây Âu.
- Câu 10 : Nội dung nào sau đây không thuộc những điều kiện để tiến hành các cuộc phát kiến địa lý cuối thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI?
A. Những hiểu biết mới về Trái Đất, tài liệu ghi chép của những người đi trước.
B. Sự giàu có nhanh chóng của các lãnh chúa phong kiến châu Âu.
C. Sự ủng hộ vật chất của triều đình phong kiến Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
D. Sự tiến bộ về khoa học- kĩ thuật.
- Câu 11 : Các cuộc phát kiến địa lí thời kì trung đại có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy?
A. Cung cấp nguồn vốn và nhân công cho giai cấp tư sản.
B. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
C. Mở ra những con đường mới, những vùng đất mới.
D. Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan tiến bộ.
- Câu 12 : Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam thời kì trung đại?
A. Việt Nam được tiếp xúc với những tiến bộ của thế giới.
B. Đẩy mạnh quá trình truyền đạo của các giáo sĩ phương Tây.
C. Thúc đẩy sự hưng khởi của các đô thị.
D. Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của các nước phương Tây.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1 Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 2 Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 3 Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 4 Trung Quốc thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 5 Ấn Độ thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 6 Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 7 Những nét chung về xã hội phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 8 Nước ta buổi đầu độc lập
- - Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm học 2016-2017
- - Trắc nghiệm Bài 9 Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Lịch sử 7