30 bài tập Hô hấp ở thực vật mức độ dễ
- Câu 1 : Hô hấp là:
A Quá trình oxi hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể
B Quá trình oxi hoá các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống cảa cơ thể.
C quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O đồng thời tích lũy năng lương cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
D Quá trình khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
- Câu 2 : Quá trình hô hấp có
A Vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất.
B Vai trò quan trọng trong chuyển hoá năng lượng.
C Vai trò quan trọng trong việc quyết định năng suất cây trồng.
D Cả A và B đúng
- Câu 3 : Bào quan thực hiện chức năng hô hấp là
A mạng lưới nội chất
B không bào.
C lục lạp.
D Ti thể
- Câu 4 : Nơi diễn ra hô hấp mạnh nhất ở thực vật là
A Lá
B Rễ
C Qủa
D Thân
- Câu 5 : cho phương trình phản ứng:
A Phản ứng theo chiều thuận là quang hợp, theo chiều nghịch là hô hấp
B Quá trình thuận là đồng hóa, nghịch là dị hóa
C Phản ứng thuận xảy ra ở lục lạp , nghịch xảy ra ở ty thể
D Tất cả đều đúng.
- Câu 6 : Giai đoạn đường phân diễn ra ở trong
A ti thể
B tế bào chất
C nhân
D lục lạp
- Câu 7 : Chu trình Crep diễn ra tại
A ti thể
B tế bào chất
C nhân
D lục lạp
- Câu 8 : sản phẩm của quá trình hô hấp là:
A CO2 và H2O
B CO2 , H2O và ATP
C CO2 , H2O , ATP và nhiệt
D CO2 , H2O và nhiệt
- Câu 9 : nguyên liệu cho hô hấp ở thực vật là:
A O2 và cacbonhydrat
B O2, cacbonhydrat, lipit, protein và các axit hữu cơ
C O2, cacbonhydrat, lipit, protein
D O2 và glucose
- Câu 10 : phương trình tổng quát của quá trình hô hấp được viết :
A CH3COCOOH + 5/2 O2 → 3CO2 + 2H2O
B 6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2
C C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O+ Q (năng lượng)
D C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 + Q (năng lượng)
- Câu 11 : tại sao ở các tế bào non số lượng ti thể trong tế bào lại lớn hơn so với các tế bào khác ?
A Vì ở tế bào còn non, quá trình đồng hóa yếu nên quá trình phân giải xảy ra mạnh
B Vì ở tế bào còn non, chứa nhiều nguyên tố khoáng vi lượng, xúc tác các enzyme phân giải hoạt động mạnh hơn.
C Vì ở các tế bào còn non, chứa lượng nước trong chất nguyên sinh rất lớn.
D Vì ở các tế bào còn non, quá trình đồng hóa mạnh, cần được cung cấp nhiều năng lượng.
- Câu 12 : kết thúc quá trình đường phân, từ một phân tử glucose cho sản phẩm chứa 3C là:
A Acetyl – CoA
B APG ( Axit phosphogliceric)
C AlPG ( aldehit phosphogliceric)
D Axit pyruvic
- Câu 13 : Hệ số hô hấp (RQ) là gì?
A Là tỉ số giữa phân tử CO2 thải ra với số phân tử O2 hút vào khi hô hấp.
B Là tỉ lệ phần trăm năng lượng được tích luỹ dạng ATP, khi phân giải một phân tử đường glucôzơ.
C Là tỉ lệ phần trăm năng lượng thoát ra ở dạng nhiệt khi phân giải một phân tử đường C6H12O6
D Là tỉ lệ giữa năng lượng tích trữ dạng ATP với năng lượng thoát ra dạng nhiệt.
- Câu 14 : quá trình hô hấp ở thực vật trải qua các giai đoạn nào ?
A Đường phân và hô hấp hiếu khí
B Oxi hóa chất hữu cơ và khử CO2
C Đường phân hiếu khí và chu trình Crep
D Cacboxi hóa - khử - tái tạo chất nhận
- Câu 15 : Phát hiểu nào sau đây sai?
A Hệ số hô hấp của các axit hữu cơ thường > 1.
B Hệ số hô hấp của nhóm cacbonhidrat < 1.
C Hệ số hô hấp của nhóm prôtêin thường < 1.
D Hệ số hô hấp của nhóm lipit thường < 1.
- Câu 16 : Vai trò của việc nghiên cứu hệ số hô hấp là:
A Giúp ta biết được tỉ lệ giữa các hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ đang có trong tế bào cơ thể.
B Giúp ta biết được hiệu suất của quá trình hô hấp.
C Điều chỉnh lượng oxy cần thiết cho quá trình phân giải từng loại nguyên liệu hữu cơ.
D Giúp ta biết được nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì, từ đó đánh giá tình trạng hô hấp và tình trạng của cây.
- Câu 17 : Quá trình hô hấp có liên quan chặt chẽ với nhân tố nhiệt độ vì:
A Mỗi loài chỉ hô hấp trong điều kiện nhiệt độ nhất định.
B Nhiệt độ ảnh hưởng đến cơ chế đóng mở khí khổng, nên ảnh hưởng đến nồng độ oxi.
C Hô hấp bao gồm các phản ứng hoá học cần sự xúc tác của các enzim do vậy phải phụ thuộc chặt chẽ với nhiệt độ.
D Nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng nước mà nước là nguyên liệu của quá trình hô hấp.
- Câu 18 : Tùy loài cây và vùng sinh thái, nhiệt độ thấp nhất để cây bắt đầu hô hấp trong khoảng:
A 35°C - 40°C
B 15°C – 25oC
C 0°C - 10 oC
D 10 oC - 20 oC
- Câu 19 : Nhiệt độ tối đa cây còn hô hấp được biến thiên trong khoảng:
A 45°C - 55°C
B 55°C - 65°C
C 40°C - 45°C
D 35°C - 40°C
- Câu 20 : Khi đề cập đến mối liên quan giữa O2 và CO2 đến cường độ hô hấp. Phát biểu nào sau đây đúng?
A 2,3,4
B
1,3.
C 3,4
D 1,2, 3, 4.
- Câu 21 : hệ số hô hấp ( RQ) bằng 1, cho biết nguyên liệu đang hô hấp thuộc nhóm chất :
A Protein
B Lipit
C Cacbohidrat
D Axit hữu cơ
- Câu 22 : hệ số hô hấp ( RQ) lớn hơn 1, cho biết nguyên liệu đang hô hấp thuộc nhóm chất :
A Protein
B Lipit
C Cacbohidrat
D Axit hữu cơ
- Câu 23 : ý nghĩa nào dưới đây của hệ số hô hấp là không đúng ?
A Điều chỉnh các loại chất khoáng để tăng cường khả năng sinh trưởng của cây trên cơ sở hệ số hô hấp.
B Quyết định các biện pháp chăm sóc cây trồng trên cơ sở hệ số hô hấp.
C Cho biết nhóm chất của nguyên liệu đang hô hấp để qua đó đánh giá tình trạng hô hấp ở cây.
D Quyết định các biện pháp bảo vệ nông sản trên cơ sở hệ số hô hấp
- Câu 24 : hô hấp sáng xảy ra ở thực vật:
A Nhóm thực vật C3
B Nhóm thực vật C4
C Nhóm thực vật CAM
D Ở tất cả các nhóm thực vật
- Câu 25 : quá trình hô hấp sáng liên quan đến các bào quan nào và theo trình tự nào ?
A Lục lạp → ti thể → peroxixom
B Ti thể → peroxixom→ lục lạp
C Ti thể → lục lạp→ peroxixom
D Lục lạp → peroxixom→ ti thể
- Câu 26 : sự khác biệt cơ bản giữa hô hấp sáng và hô hấp là:
A Nguyên liệu
B Năng lượng tạo ra
C Hô hấp sáng diễn ra ngoài sáng , hô hấp tối diễn ra trong bóng tối
D Tạo ra khí CO2 hay không.
- Câu 27 : nguyên liệu cho quá trình hô hấp sáng là:
A Axit pyruvic
B Axit phosphogliceric
C Axit glycolic
D Axit glicoxilic
- Câu 28 : Cho các dữ kiện: \(CO_2\), \(O_2\), nước, ánh sáng, nhiệt độ. Các điều kiện cần thiết cho sự nảy mầm là:
A \(O_2\), nước, ánh sáng, nhiệt độ
B \(O_2\), nước, nhiệt độ
C \(O_2\) , \(CO_2\), nước, nhiệt độ
D Nước, nhiệt độ, ánh sáng.
- Câu 29 : Hô hấp hiếu khí sẽ chuyển sang hô hấp kị khí nếu:
A Nồng độ \(O_2\) trong không khí giảm xuống dưới 5%.
B Nồng độ \(CO_2\) trong không khí cao quá 0,05%
C Nhiệt độ môi trường đạt mức 45 – 50%
D Độ ẩm trong không khí bão hòa.
- Câu 30 : Hô hấp tỷ lệ thuận với nhiệt độ môi trường nhưng nhiệt độ quá cao ( trên \(45^oC\)) lại ức chế quá trình hô hấp vì
A Tế bào bị hủy hoại
B Các enzyme oxi hóa khử bị biến tính
C Nó thúc đẩy quá trình lên men
D Nó làm đông đặc tế bào chất.
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 Vận chuyển các chất trong cây
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 43 Thực hành Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 48 Ôn tập chương II, III, IV
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3 Thoát hơi nước