30 bài tập Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp mức độ dễ
- Câu 1 : Trong điều kiện của nền kinh tế tự cung, tự cấp thì sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp bị chi phối chủ yếu bởi nhân tố nào
A Điều kiện tự nhiên
B Kỹ thuật
C Lịch sử
D Thị trường
- Câu 2 : Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Tây Nguyên chủ yêu là:
A Thủy sản
B Cây công nghiệp ngắn ngày
C Gia cầm
D Cây công nghiệp dài ngày.
- Câu 3 : Lúa, đay, cói, mía, vịt, thuỷ sản, cây ăn quả là sản phẩm chuyên môn hoá của vùng :
A Đồng bằng sông Hồng.
B Duyên hải miền Trung.
C Đông Nam Bộ.
D Đồng bằng sông Cửu Long.
- Câu 4 : Đa dạng hoá nông nghiệp sẽ không có tác động :
A Khai thác hợp lý hơn các sự đa dạng, phong phú của điều kiện tự nhiên.
B Sử dụng tốt hơn nguồn lao động
C Giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường.
D Tạo điều kiện xây dựng vùng chuyên canh quy mô lớn
- Câu 5 : Đây là đặc điểm sinh thái nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
A Đồng bằng hẹp, vùng đồi trước núi, khí hậu có mùa đông lạnh vừa.
B Đồng bằng hẹp, đất khá màu mỡ, có nhiều vùng biển để nuôi trồng thuỷ sản.
C Đồng bằng lớn, nhiều đất phèn đất mặn, khí hậu có hai mùa mưa, khô đối lập.
D Đồng bằng lớn, đất lúa nước, sông ngòi nhiều, khí hậu có mùa đông lạnh.
- Câu 6 : Vùng có diện tích chè lớn nhất nước ta là
A Bắc Trung Bộ.
B Tây Nguyên.
C Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Câu 7 : Đây là điểm giống nhau trong sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.
A Trung du và miền núi Bắc Bộ có mức độ tập trung cao, Đông Nam Bộ có mức độ tập trung thấp.
B Cả hai đều là những vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.
C Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có xu hướng tăng mạnh trong khi ở Đông Nam Bộ có xu hướng giảm.
D Đông Nam Bộ mới phát triển nên có xu hướng tăng nhanh trong khi Trung du và miền núi có xu hướng suy giảm
- Câu 8 : Hướng chuyên môn hóa cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp, cây ăn quả là của vùng nông nghiệp
A Đồng bằng sông Hồng.
B Đông Nam Bộ.
C Đồng bằng sông Cửu Long.
D Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Câu 9 : Biện pháp chủ yếu nhất góp phần làm giảm thiểu rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là:
A đầu tư thâm canh, luân canh, tăng vụ
B phát triển nền công nghiệp cổ truyền
C Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất
D đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp
- Câu 10 : Dựa vào đặc điểm sinh thái nông nghiệp, hiện nay Việt Nam có mấy vùng nông nghiệp?
A 5
B 6
C 7
D 8
- Câu 11 : Vùng có trình độ thâm canh cao nhất trong các vùng nông nghiệp dưới đây là?
A Trung du miền núi Bắc Bộ
B Tây Nguyên
C Bắc Trung Bộ
D Đông Nam Bộ
- Câu 12 : Điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có nét giống nhau vì đều có
A đất feralit trên đá vôi và đá phiến.
B một mùa đông lạnh.
C khí hậu mang tính chất cận xích đạo.
D địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên.
- Câu 13 : Đây là điểm khác nhau chủ yếu trong điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long :
A Địa hình.
B Đất đai.
C Khí hậu.
D Nguồn nước.
- Câu 14 : Vùng không trồng cây cao su của Việt Nam là?
A Tây Nguyên
B Đồng bằng sông Hồng
C Đông Nam Bộ
D Duyên hải Nam Trung Bộ
- Câu 15 : Trình độ thâm canh của vùng đồng bằng sông Hồng là:
A Tương đối thấp.
B Khá cao.
C Cao.
D Thấp.
- Câu 16 : “Núi, cao nguyên, đồi thấp. Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu. Khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt với mùa đông lạnh” là đặc điểm về điều kiện sinh thái nông nghiệp của vùng:
A Bắc Trung Bộ.
B Tây Nguyên
C Trung du và miền núi Bắc Bộ
D Đồng bằng sông Hồng.
- Câu 17 : Vùng nông nghiệp nào sau đây chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp lâu năm và nuôi trồng thủy sản?
A Đồng bằng sông Cửu Long.
B Tây Nguyên.
C Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D Đông Nam Bộ.
- Câu 18 : Trong phát triển cây công nghiệp, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đều có:
A Ngành công nghiệp chế biến phát triển
B Trình độ thâm canh cao
C Thế mạnh trồng cây công nghiệp lâu năm
D Trồng cây công nghiệp nguồn gốc cận nhiệt
- Câu 19 : Chăn nuôi gia súc lớn và nuôi trồng thủy sản là hướng chuyên môn hóa của vùng nhau đây ở nước ta?
A Đồng bằng sông Cửu Long.
B Duyên hải Nam Trung Bộ.
C Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D Đồng bằng sông Hồng.
- Câu 20 : Sản phẩm chuyên môn hóa sản xuất của vùng nông nghiệp Bắc Trung Bộ là
A Đậu tương, đay, cói.
B Cây ăn quả, cây dược liệu.
C Cây công nghiệp lâu năm.
D Lúa cao sản, lúa có chất lượng cao.
- Câu 21 : Vùng có trình độ thâm canh tương đồng với Trung du miền núi Bắc Bộ là:
A Tây Nguyên.
B Đông Nam Bộ.
C Đồng bằng sông Cửu Long.
D Đồng bằng sông Hồng
- Câu 22 : Sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là do:
A Trình độ thâm canh.
B Đặc điểm địa hình.
C Đặc điểm khí hậu.
D Truyền thống sản xuất
- Câu 23 : Đặc điểm sinh thái nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:
A Đồng bằng hẹp, vùng đồi trước núi, khí hậu có mùa đông lạnh vừa.
B Đồng bằng hẹp, đất khá màu mỡ, có nhiều vùng biển để nuôi trồng thuỷ sản.
C Đồng bằng lớn, nhiều đất phèn đất mặn, khí hậu có hai mùa mưa, khô đối lập.
D Đồng bằng lớn, đất lúa nước, sông ngòi nhiều, khí hậu có mùa đông lạnh.
- Câu 24 : Đặc điểm không đúng về trình độ thâm canh trong sản xuất nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A Trình độ thâm canh thấp, sử dụng ít máy móc, vật tư nông nghiệp
B Áp dụng các giống mới, cao sản, công nghệ tiến bộ
C Sản xuất theo kiểu quảng canh, đầu tư ít lao động và vật tư nông nghiệp
D Ở vùng trung du, trình độ thâm canh đang được nâng cao
- Câu 25 : Sản phẩm nông nghiệp có mức độ tập trung rất cao và đang tăng mạnh ở Đồng bằng sông Hồng là :
A Lúa gạo.
B Lợn.
C Gia cầm.
D Đậu tương.
- Câu 26 : Cà phê được trồng tập trung ở Tây Nguyên, lúa gạo trồng tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long đã thể hiện
A đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu.
B đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
C phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp với vùng sinh thái nông nghiệp.
D tăng cường chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp.
- Câu 27 : Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta là
A Cho thêm việc làm, sử dụng hiệu quả nguồn lao động.
B Khai thác hợp lí tự nhiên, sử dụng hiệu quả lao động.
C Sử dụng hiệu quả nguồn lao động, bảo vệ môi trường
D bảo vệ môi trường, khai thác hợp lí điều kiện tự nhiên.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)