Top 4 Đề thi Học kì 1 Địa Lí 6 có đáp án, cực hay...
- Câu 1 : Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến:
A. Đi qua đài Thiên văn Grin - uýt nước Anh
B. Có độ dài lớn nhất
C. Chỉ có 1 điểm là 0°
D. Là vòng tròn lớn nhất trên quả địa cầu
- Câu 2 : Trái Đất ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
A. Thứ 4
B. Thứ 5
C. Thứ 6
D. Thứ 3
- Câu 3 : Tỉ lệ bản đồ cho ta biết:
A. Phương hướng của bản đồ.
B. Khoảng cách trên bản đồ ứng với độ dài trên thực địa.
C. Bản đồ có nội dung như thế nào.
D. Có thể sử dụng bản đồ đó vào công việc khác nhau.
- Câu 4 : Trái Đất có hình dạng như thế nào?
A. Hình tròn
B. Hình vuông
C. Hình cầu
D. Hình bầu dục
- Câu 5 : Hướng Bắc của bản đồ là:
A. đầu phía trên của kinh tuyến.
B. đầu phía dưới của kinh tuyến.
C. đầu bên phải của vĩ tuyến.
D. đầu bên trái của vĩ tuyến.
- Câu 6 : Theo quy ước phương hướng trên bản đồ gồm:
A. 5 hướng chính.
B. 6 hướng chính.
C. 7 hướng chính.
D. 8 hướng chính.
- Câu 7 : Ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23°27’ Nam vào ngày:
A. Ngày 21 tháng 3
B. Ngày 23 tháng 9
C. Ngày 22 tháng 12
D. Ngày 22 tháng 6
- Câu 8 : Núi già là núi có đặc điểm:
A. Đỉnh tròn sườn thoai thoải
B. Đỉnh nhọn sườn thoai thoải
C. Đỉnh tròn sườn dốc
D. Đỉnh nhọn sườn dốc
- Câu 9 : Độ cao tuyệt đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến:
A. mực nước biển.
B. chân núi.
C. đáy đại dương.
D. chỗ thấp nhất của chân núi.
- Câu 10 : Cao nguyên rất thuận lợi cho việc:
A. trồng cây thực phẩm và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
B. trồng cây công nghiệp và cây lương thực.
C. trồng cây lương thực và chăn nuôi gia súc.
D. trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
- Câu 11 : Kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc được gọi là:
A. Kinh tuyến Bắc
B. Kinh tuyến Nam
C. Kinh tuyến Đông
D. Kinh tuyến Tây
- Câu 12 : Sự biến dạng càng rõ rệt khi:
A. Càng xa trung tâm chiếu hình bản đồ.
B. Càng gần trung tâm chiếu hình bản đồ.
C. Càng về phía hai cực của Trái Đất.
D. Càng về phía Xích đạo của Trái Đất.
- Câu 13 : Người ta dựng vào hệ thống kinh, vĩ tuyến để:
A. Xác định phương hướng trên bản đồ
B. Xây dựng các phép chiếu hình bản đồ
C. Xây dựng tỉ lệ bản đồ
D. Xác định các yếu tố khác của bản đồ
- Câu 14 : Các đối tượng địa lý phân bố phân tán rải rác người ta dùng:
A. Kí hiệu đường
B. Kí hiệu điểm
C. Kí hiệu diện tích
D. Kí hiệu hình học
- Câu 15 : Trái Đất tự quay theo hướng:
A. Từ Bắc xuống Nam
B. Từ Tây sang Đông
C. Từ Đông sang Tây
D. Từ Nam lên Bắc
- Câu 16 : Vào ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9 trong năm ở cả hai nửa cầu đều nhận được:
A. một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau.
B. một lượng ánh sáng và nhiệt khác nhau.
C. một lượng ánh sáng và nhiệt ở bán cầu Bắc lớn nhất.
D. một lượng ánh sáng và nhiệt ở bán cầu Nam lớn nhất.
- Câu 17 : Nơi luôn có 12 tiếng ngày, 12 tiếng đêm ở mọi ngày là:
A. Chí tuyến Bắc và Nam
B. Vùng ôn đới
C. Vùng cực và cận cực
D. Vùng đường Xích đạo
- Câu 18 : Trạng thái không có ở các lớp của Trái Đất là:
A. Khí
B. Rắn
C. Lỏng
D. Quánh dẻo
- Câu 19 : Đâu không phải là biện pháp để hạn chế thiệt hại do động đất:
A. Lập trạm dự báo động đất
B. Sơ tán dân đến vùng có động đất
C. Nghiên cứu để dự báo sơ tán dân
D. Xây nhà chịu chấn động lớn
- Câu 20 : Người ta phân chia núi ra thành 3 loại có độ cao khác nhau là dựa vào:
A. độ cao tương đối của núi
B. độ cao tuyệt đối của núi
C. độ cao tạm thời của núi
D. độ cao của đồng bằng so với của núi
- Câu 21 : Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở bán cầu Đông và nửa cầu:
A. Bắc
B. Nam
C. Đông
D. Tây
- Câu 22 : Muốn xác định vị trí của một điểm trên bản đồ chúng ta dựa vào:
A. Theo đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.
B. Hệ thống hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua nó.
C. Theo phương hướng trên bản đồ.
D. Theo hướng mũi tên trên bản đồ.
- Câu 23 : Để thể hiện hướng chảy của dòng biển, người ta dùng:
A. Kí hiệu đường
B. Kí hiệu điểm
C. Kí hiệu hình học
D. Kí hiệu diện tích
- Câu 24 : Việt Nam nằm trong vùng:
A. Ngoại chí tuyến
B. Nội chí tuyến
C. Giữa hai vòng cực
D. Giữa chí tuyến và vòng cực
- Câu 25 : Vùng nằm giữa hai cực là vùng:
A. Có ngày hoặc đêm dài suốt 6 tháng.
B. Có ngày hoặc đêm dài suốt 12 tháng.
C. Không có ngày hoặc đêm mà chỉ mờ mờ.
D. Có ngày hoặc đêm dài nhưng không rõ ràng.
- Câu 26 : Lớp vỏ Trái Đất có độ dày từ:
A. 5 – 60km
B. 6 – 70km
C. 5 – 70km
D. 6 – 60km
- Câu 27 : Núi lửa không có bộ phận nào?
A. Miệng phụ
B. Miệng
C. Cửa núi
D. Ống phun
- Câu 28 : Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam được gọi là:
A. Kinh tuyến.
B. Kinh tuyến gốc.
C. Vĩ tuyến.
D. Vĩ tuyến gốc.
- Câu 29 : Tỉ lệ bản đồ thể hiện:
A. độ lớn của bản đồ với ngoài thực địa.
B. khoảng cách thu nhỏ nhiều.
C. mức độ thu nhỏ khoảng cách trên bản đồ so với thực địa.
D. độ chính xác của bản đồ so với thực địa.
- Câu 30 : Để hiểu nội dung bản đồ, người ta dựa vào:
A. Đọc bản chú giải
B. Xem các đường đồng mức
C. Xem phương hướng
D. Xem tỉ lệ
- Câu 31 : Trục Trái Đất là một đường thẳng tưởng tượng:
A. cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.
B. xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.
C. xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm không cố định.
D. cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định ở hai cực.
- Câu 32 : Các chuyển động chính của Trái Đất là:
A. Tịnh tiến và quay xung quanh Mặt Trăng.
B. Tự quay và quay xung quanh Mặt Trời.
C. Tịnh tiến và quay xung quanh Mặt Trời.
D. Tự quay và quay xung quanh Mặt Trăng.
- Câu 33 : Lục địa Á – Âu là lục địa có diện tích lớn:
A. Lớn nhất
B. Lớn thứ hai
C. Lớn thứ ba
D. Lớn thứ tư
- Câu 34 : Nhật Bản nằm trong vành đai lửa:
A. Địa Trung Hải.
B. Thái Bình Dương.
C. Đại Tây Dương.
D. Ấn Độ Dương.
- Câu 35 : Địa hình núi trẻ có những đặc điểm nào sau đây?
A. Đỉnh tròn, sườn dốc
B. Đỉnh tròn, sườn thoải
C. Đỉnh nhọn, sườn dốc
D. Đỉnh nhọn, sườn thoải
- Câu 36 : Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, đó là:
A. Bình nguyên
B. Cao nguyên
C. Sơn nguyên
D. Đài nguyên
- Câu 37 : Kí hiệu bản đồ là gì? Các loại kí hiệu nào thường được sử dụng trên bản đồ?
- Câu 38 : Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày, đêm không? Nếu có, thì thời gian ban ngày và ban đêm là bao nhiêu? Khi đó, ở bề mặt Trái Đất có sự sống không? Tại sao?
- Câu 39 : Hãy nêu rõ sự khác biệt giữa cách đo độ cao tương đối và cách đo độ cao tuyệt đối?
- Câu 40 : Tại sao các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thẳng?
- Câu 41 : Giải thích nguyên nhân xảy ra động đất và núi lửa? Ở Việt Nam những dấu vết của núi lửa đã tắt còn thể hiện ở những vùng đất nào?
- Câu 42 : Nội lực có hoạt động gây ảnh hưởng rất lớn đến bề mặt Trái Đất, đó là hiện tượng:
- Câu 43 : Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?
- Câu 44 : Nêu khái niệm của nội lực và ngoại lực? Nội lực và ngoại lực có tác động thế nào đến bề mặt Trái Đất?
- - Trắc nghiệm Địa lý 6 Bài 1 Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất
- - Trắc nghiệm Địa lý 6 Bài 2 Bản đồ cách vẽ bản đồ
- - Trắc nghiệm Địa lý 6 Bài 3 Tỉ lệ bản đồ
- - Trắc nghiệm Địa lý 6 Bài 4 Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
- - Trắc nghiệm Địa lý 6 Bài 5 Kí hiệu bản đồ và cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
- - Trắc nghiệm Địa lý 6 Thực hành Tập sử dụng địa bàn và thước đo đế vẽ sơ đồ lớp học
- - Trắc nghiệm Địa lý 6 Bài 7 Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả
- - Trắc nghiệm Địa lý 6 Bài 8 Sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt Trời
- - Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2015 - 2016
- - Trắc nghiệm Địa lý 6 Bài 9 Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa