Đề thi giữa kì 2 Văn lớp 7 !!
- Câu 1 : Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Thất ngôn bát cú
C. Thất ngôn xen lục ngôn
D. Song thất lục bát
- Câu 2 : Đứng trước Đèo Ngang, tác giả có tâm trạng như thế nào?
A. Say sưa ngắm nhìn cảnh đẹp
B. Sợ hãi trước cảnh thiên nhiên hoang vắng
C. Lẻ loi trước thực tại và nhớ nước thương nhà
D. Lưu luyến không muốn dời chân đi
- Câu 3 : Câu ca dao “Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu” thuộc chủ đề nào?
A. Tình cảm gia đình
B. Tình yêu quê hương, đất nước
C. Than thân
D. Châm biếm
- Câu 4 : Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền trước mọi kẻ thù xâm lược là nội dung của văn bản nào?
A. Phò giá về kinh
B. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
C. Sông núi nước Nam
D. Bài ca Côn Sơn
- Câu 5 : Tục ngữ là thể loại của bộ phận văn học nào?
A. Văn học trung đại.
B. Văn học dân gian.
C. Văn học thời kì chống Pháp.
D. Văn học thời kì chống Mĩ.
- Câu 6 : Nội dung của những câu tục ngữ về con người và xã hội là
A. Thể hiện truyền thống, tôn vinh giá trị con người.
B. Bài học đối nhân xử thế cho con người ở nhiều lĩnh vực.
C. Cả 2 đáp án trên.
- Câu 7 : Các văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, “Ý nghĩa văn chương”, “ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” đều thuộc thể loại nào?
A. Văn bản nghị luận.
B. Văn bản nhật dụng.
C. Văn bản tùy bút.
- Câu 8 : Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, tác giả đã bàn tới ý nghĩa của văn chương trên những phương diện nào?
A. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
B. Nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ của văn chương.
C. Nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ, công cụng của văn chương.
D. Nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ, công dụng và giá trị của văn chương.
- Câu 9 : Trong những câu sau đây, câu nào không phải tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất?
A. Đêm tháng năm chưa nằm đã sang/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
B. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
C. Cái răng, cái tóc là góc con người.
D. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
- Câu 10 : Câu nêu luận điểm chính của văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” là
A. Tiếng Việt có những nét đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
B. Tiếng Việt trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp.
C. Tiếng Việt gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú.
D. Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như hình thức diễn đạt.
- Câu 11 : Trong các câu sau đây, câu nào không phải tục ngữ?
A. Một nắng hai sương
B. Khoai đất lạ, mạ đất quen
C. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì phân vãi.
- Câu 12 : Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết trong bối cảnh lịch sử nào?
A. Thời kì trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.
B. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).
C. Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 -1975).
D. Thời kì thống nhất đất nước sau năm 1975.
- Câu 13 : Chứng cứ nào không được dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác?
A. Chỉ vài ba món giản đơn.
B. Những món ăn được nấu công phu .
C. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
D. Đồ ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.
- Câu 14 : Theo tác giả Đặng Thai Mai, vì sao tiếng Việt của chúng ta hay?
A. Tiếng Việt tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.
B. Tiếng Việt có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của con người.
C. Tiếng Việt thỏa mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hóa, xã hội.
D. Cả 3 đáp án trên.
- Câu 15 : Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Chứng minh kết hợp với giải thích và bình luận.
B. Chứng minh kết hợp với tự sự.
C. Chứng minh kết hợp với bình luận.
D. Chứng minh kết hợp với miêu tả.
- Câu 16 : Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
A. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
B. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
C. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
- Câu 17 : Trong những câu sau đây, câu nào không phải tục ngữ về con người và xã hội?
A. Đói cho sạch, rách cho thơm.
B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
C. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
D. Không thầy đố mày làm nên.
- Câu 18 : I-Trắc nghiệm
- Câu 19 : Em có cảm nghĩ gì về thân phận người phụ nữ được phản ánh qua bài ca dao sau:
- Câu 20 : Viết một bài văn ngắn (10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
- Câu 21 : Nêu nội dung chính và nét nghệ thuật tiêu biểu của văn bản “Ý nghĩa văn chương” – Hoài Thanh
- Câu 22 : Em hiểu thế nào về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”?
- Câu 23 : Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho hợp lí.
- Câu 24 : Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả Phạm Văn Đồng đã dùng những dẫn chứng nào để chứng minh đức tính giản dị của Bác trong đời sống và quan hệ với mọi người, trong lời ăn tiếng nói, bài viết?
- - Đề thi giữa HKI môn Ngữ văn lớp 7 năm 2018, Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
- - Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2018 Phòng GD&ĐT Huyện Nghĩa Hưng
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2018-2019, Trường THCS Mỹ Đức
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2017-2018, Trường THCS Đồng Cương
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS & THPT Võ Nguyên Giáp
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Thăng Bình
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Phúc Chu
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 7 năm 2020 - Trường THCS Hà Huy Tập
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 7 năm 2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam
- - Đề kiểm tra giữa HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Nghi Sơn