Trắc nghiệm : Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có đá...
- Câu 1 : Ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng trước hết trong lĩnh vực nào?
A. Các văn bản hành chính, pháp luật.
B. Các văn bản báo chí, tuyên truyền.
C. Các văn bản thơ, văn xuôi, kịch.
D. Các văn bản khoa học, chính luận.
- Câu 2 : Ngôn ngữ nghệ thuật còn được gọi là:
A. Ngôn ngữ văn chương
B. Ngôn ngữ văn học
C. Ngôn ngữ thơ
D. Cả A, B đều đúng
- Câu 3 : Chức năng chính của ngôn ngữ nghệ thuật là gì?
A. Giải trí, tuyên truyền
B. Nhận thức, giao tiếp
C. Thông tin, thẩm mĩ
D. Giáo dục, tuyên truyền
- Câu 4 : Dòng nào nêu đúng nội dung tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật?
A. Khả năng gợi ra nhiều nghĩa, nhiều cách hiểu khác nhau từ một văn bản, tác phẩm.
B. Khả năng gợi lên sự liên tưởng, tưởng tượng từ sự vật này khiến người đọc nghĩ đến sự vật khác.
C. Khả năng diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau về cùng một sự vật được miêu tả trong tác phẩm văn học.
D. Khả năng sử dụng nhiều từ, ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa của tác giả trong tác phẩm.
- Câu 5 : Tính cá thể hóa của ngôn ngữ nghệ thuật được hiểu là:
A. Những cách thức phản ánh đời sống khác nhau trong tác phẩm văn học của các tác giả.
B. Những cách sử dụng các biện pháp tu từ của mỗi tác giả trong các tác phẩm văn học.
C. Những dấu ấn riêng của tác giả trong việc diễn đạt bằng ngôn ngữ qua các tác phẩm văn học.
D. Dấu ấn về tính cách con người thật ngoài đời của tác giả để lại trong tác phẩm văn học.
- Câu 6 : Điểm khác biệt nhất của ngôn ngữ nghệ thuật so với các phong cách ngôn ngữ khác?
A. Dùng nhiều từ tượng thanh
B. Dùng nhiều từ tượng hình
C. Dùng nhiều từ láy
D. Dùng nhiều biện pháp tu từ
- Câu 7 : Khi nói: Đây giọng thơ Tố Hữu, kia giọng thơ Chế Lan Viên; đây ngôn ngữ Nguyễn Tuân, còn kia văn Vũ Trọng Phụng…là người ta muốn nói tới:
A. Tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật.
B. Tính cá thể hóa.
C. Tính truyền cảm của ngôn ngữ văn học.
D. Tính đa nghĩa của ngôn ngữ văn chương.
- Câu 8 : Câu nào diễn đạt đúng bản chất của ngôn ngữ nghệ thuật?
A. Ngôn ngữ nghệ thuật chính là ngôn ngữ đời thường.
B. Ngôn ngữ nghệ thuật tách biệt hẳn với ngôn ngữ đời thường.
C. Ngôn ngữ nghệ thuật được chắt lọc ra từ ngôn ngữ đời thường.
D. Ngôn ngữ nghệ thuật là nguồn gốc của ngôn ngữ đời thường
- Câu 9 : Hình tượng Bánh trôi nước trong bài thơ cùng tên của nữ sĩ Hồ Xuân Hương không chỉ miêu tả về một món ăn dân tộc, mà còn ngụ ý nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội lúc đó, đồng thời khẳng định vẻ đẹp bên ngoài và phẩm chất bên trong của họ.
A. Tính truyền cảm
B. Tính hình tượng
C. Tính thẩm mĩ
D. Tính đa nghĩa
- Câu 10 : Nhà văn, nhà thơ thường có sở thích, sở trường riêng trong diễn đạt: có người thiên về miêu tả cặn kẽ, có người thiên về phát họa đôi nét làm dấu hiệu để gợi ra một cái gì đó; có người mạnh về dùng ngôn ngữ sinh hoạt ở nông thôn, có người sở trường về dùng ngôn ngữ ở thành thị; có người ưa chuộng lối diễn đạt mang phong vị ca dao…
A. Tính đa nghĩa
B. Tính thẩm mĩ
C. Tính cá thể
D. Tính truyền cảm
- - Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2017-2018, Trường THPT Phan Bội Châu
- - Đề thi giữa HK2 môn Ngữ Văn 10 năm 2019 - Trường THPT Lý Thái Tổ
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 10 năm 2019 - Trường THPT Trung Giã
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 10 năm 2019 - Trường THPT Tùng Thiện
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Lê Trực
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Đông Hà
- - Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Ba Hòn
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 10 năm 2020 - Trường THPT Trung Giã
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 10 năm 2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 10 năm 2019 - Trường THPT Vĩnh Linh