Đề thi thử THPT Quốc Gia ĐH Môn Sinh năm 2015- Đề...
- Câu 1 : Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi polipeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì
A mã di truyền có tính thoái hóa.
B mã di truyền có tính đặc hiệu.
C ADN của vi khuẩn có dạng vòng.
D Gen của vi khuẩn có cấu trúc theo operon.
- Câu 2 : Ở một loài, NST số 1 có trình tự sắp xếp các gen: ABCDEGH. Sau khi bị đột biến, NST này có cấu trúc ABCDEGHK. Dạng đột biến này
A làm tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện của tính trạng.
B không làm thay đổi hình thái của NST.
C được sử dụng để chuyển gen.
D được sử dụng để xác định vị trí của gen trên NST.
- Câu 3 : Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 200 cá thể đực mang kiểu gen AA, 600 cá thể cái mang kiểu gen Aa, 200 cá thể cái mang kiểu gen aa. Khi đạt trạng thái cân bằng di truyền, kiểu gen AA chiếm tỉ lệ:
A 0,47265625.
B 0,09765625.
C 0,46875.
D 0,4296875.
- Câu 4 : Một bệnh di truyền đơn gen xuất hiện trong phả hệ dưới đây.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 5 : Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thế hệ xuất phát (P) gồm 25% cây thân cao và 75% cây thân thấp. Khi (P) tự thụ phấn liên tiếp qua hai thế hệ, ở F2, cây thân cao chiếm tỉ lệ 17,5%. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao ở (P), cây thuần chủng chiếm tỉ lệ
A 12,5%.
B 5%.
C 25%.
D 20%.
- Câu 6 : Một cơ thể có kiểu gen AaBbDd. Nếu trong quá trình giảm phân, có 8% số tế bào đã bị rối loạn phân li của cặp NST mang cặp gen Bb ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Kết quả sẽ tạo ra loại giao tử không đột biến mang gen ABD với tỉ lệ
A 8%.
B 16%.
C 11,5%.
D 1%.
- Câu 7 : Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen khác với tỉ lệ phân li kiểu hình?
A Aabb × aaBb và AaBb × aabb
B Aabb × aaBb và Aa × aa.
C Aabb × aabb và Aa × aa .
D Aabb × AaBb và AaBb × AaBb.
- Câu 8 : Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây về chọn lọc tự nhiên là đúng?
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 9 : Giả sử A nằm trên NST quy định hoa màu đỏ. Do tác nhân đột biến làm phát sinh một đột biến lặn a quy định hoa trắng. Ở trường hợp nào sau đây, kiểu hình hoa trắng sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể.
A Các cá thể trong quần thể giao phấn ngẫu nhiên.
B Các cá thể trong quần thể không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
C Các cá thể trong quần thể tự thụ phấn.
D Các cá thể trong quần thể sinh sản vô tính.
- Câu 10 : Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:
A
Giao phối không ngẫu nhiên.
B
Các yếu tố ngẫu nhiên.
C
Đột biến.
D
Chọn lọc tự nhiên.
- Câu 11 : Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó số cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 30%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng chiếm tỉ lệ
A 50%.
B 20%.
C 10%.
D 5%.
- Câu 12 : Khi nói về gen trên nhiễm sắc thể giới tính, hãy chọn kết luận đúng.
A Gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST Y thường tồn tại theo cặp alen.
B Ở giới XX, gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X không tồn tại theo cặp alen.
C Gen nằm trên đoạn tương đồng của NST X và Y luôn tồn tại theo cặp alen.
D Ở tế bào sinh dưỡng không có gen quy định giới tính.
- Câu 13 : Ở một loài thực vật, tình trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong hai alen cho quả tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định, alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả dẹt. hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6 cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây quả tròn, hoa đỏ : 3 cây quả dẹt, hoa trắng :1 cây quả tròn hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen nào của (P) sau đây phù hợp với kết quả trên?
A
B
C
D
- Câu 14 : Quan sát quá trình giảm phân tạo tinh trùng của 1000 tế bào có kiểu gen người ta thấy ở 150 tế bào có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 crômtit khác nguồn gốc dẫn tới hoán vị gen. Tần số hoán vị gen giữa A và B là
A 7,5%.
B 30%.
C 15%.
D 3,75%.
- Câu 15 : Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do một cặp gen quy định. Cho con đực (XY) có lông trắng giao phối với con cái có lông đỏ được F1 đồng loạt lông đỏ. F1 giao phối tự do, đời F2 có tỉ lệ 25% con đực lông trắng, 50% con cái lông đỏ, 25% con đực lông đỏ. Nếu cho con cái ở F1 lai phân tích thì ở đời con có tỉ lệ kiểu hình
A 1 đỏ : 1 trắng.
B 1 đỏ : 3 trắng.
C 3 đỏ : 1 trắng.
D 1 cái đỏ : 1 đực trắng.
- Câu 16 : Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật?
A 3
B 4
C 1
D 2
- Câu 17 : Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có hai alen , alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông không vằn. Gen quy định chiều cao chân nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp. Cho gà trống lông vằn, chân thấp thuần chủng giao phối với gà mái lông không vằn, chân cao thuần chủng thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau để tạo ra F2. Dự đoán nào sau đây về kiểu hình ở F2 là đúng?
A Tất cả gà lông không vằn, chân cao đều là gà trống
B Tỉ lệ gà mái lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân thấp
C Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông vằn , chân cao
D Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân cao
- Câu 18 : Ở quần thể của một loài lưỡng bội, xét gen A nằm trên NST thường có 4 alen. Trong điều kiện không có đột biến, trong quần thể sẽ có tối đa số loại kiểu gen dị hợp về gen A là
A 4 kiểu gen.
B 10 kiểu gen.
C 8 kiểu gen.
D 6 kiểu gen.
- Câu 19 : Tính trạng chiều cây của một loài thực vật do 3 cặp gen Aa, Bb, Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau và tương tác theo kiểu cộng gộp. Khi trong kiểu gen có thêm 1 alen trội thì cây cao thêm 20 cm; cây đồng hợp gen lặn có chiều cao 100cm. Một quần thể của loài cây này có 3 cặp gen nói trên đang cân bằng về di truyền, trong đó tần số các alen A, B, D lần lượt là 0,2; 0,3; 0,5. Loại cây có độ cao 120cm chiếm tỉ lệ gần bằng:
A 3%.
B 10%.
C 15%.
D 25%.
- Câu 20 : Ở một loài thực vật, tính trạng khối lượng quả do 2 cặp gen Aa, Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau qui định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong đó cứ 1 alen trội thì khối lượng quả tăng lên 20g. Tính trạng màu hoa do một cặp gen D,d qui định trong đó D qui định hoa vàng trội hoàn toàn so với d qui định hoa trắng. Phép lai giữa hai cây tứ bội có kiểu gen AAaaBBBbDDdd x AAAaBbbbDDdd. Cho biết cơ thể tứ bội giảm phân bình thường cho giao tử lưỡng bội 2n có sức sống như nhau. Theo lí thuyết phép lai nói trên thu được số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là:
A 80 và 12
B 60 và 12
C 48 và 14
D 75 và 14
- Câu 21 : Khi nói về vai trò của thể truyền plasmid trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, phát biểu nào sau đây là đúng?
A Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.
B Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.
C Nếu không có thể truyền plasmit thì tế bào nhận không phân chia được.
D Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận.
- Câu 22 : Sinh vật biến đổi gen không được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây ?
A Tổ hợp lại các gen vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính.
B Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
C Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
D Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen.
- Câu 23 : Quan sát một nhóm tế bào sinh tinh của một cơ thể ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, giảm phân bình thường; người ta đếm được trong tất cả các tế bào này có tổng số 128 nhiễm sắc thể kép đang phân li về hai cực của tế bào. Số giao tử được tạo ra sau khi quá trình giảm phân kết thúc là
A 16.
B 32.
C 8.
D 64.
- Câu 24 : Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội đều có kiểu gen AAaa cho đời con có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ
A
B
C
D
- Câu 25 : So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt sinh vật gây hại, biện pháp sử dụng loài thiên địch có những ưu điểm nào sau đây?
A (2) và (3).
B (1) và (2).
C (1) và (4).
D (3) và (4).
- Câu 26 : Cho các ví dụ về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật:
A (1) và (4).
B (1) và (2).
C (3) và (4).
D (2) và (3).
- Câu 27 : Hãy chọn kết luận đúng về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi.
A Quần thể vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể nhiều hơn quần thể con mồi.
B Quần thể vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể ổn định, còn quần thể con mồi luôn biến động.
C Cả 2 quần thể biến động theo chu kì, trong đó quần thể vật ăn thịt luôn biến động trước.
D Quần thể con mồi bị biến động về số lượng thì sẽ kéo theo quần thể vật ăn thịt biến động theo.
- Câu 28 : Trong trường hợp mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai AaBbDd × AabbDD có số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là
A 16 và 4.
B 16 và 8.
C 12 và 4.
D 12 và 8.
- Câu 29 : Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen là A và B tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại gen trội A hoặc B hay toàn bộ gen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Tính trạng chiều cao cây do một gen gồm hai alen là D và d quy định, trong đó gen D quy định thân thấp trội hoàn toàn so với alen d quy định thân cao. Biết các gen nằm trên các NST khác nhau. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × aaBbDd cho đời con có kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ
A 3,125 %.
B 28,125 %.
C 42,1875 %.
D 9,375 %.
- Câu 30 : Với giả thuyết một loài thực vật lưỡng tính, xét dạng tế bào lưỡng bội 2n, trong đó xét 5 cặp NST. Trên mỗi cặp NST xét một locut có 2 alen. Theo lí thuyết quần thể có số kiểu gen khác nhau tối đa trong trường hợp thể lưỡng bội 2n và thể đột biến (2n + 1) lần lượt là :
A 243 và 1620
B 64 và 324
C 252 và 2260
D 324 và 1980
- Câu 31 : Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định, bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị máu khó đông và bị bạch tạng. Bên phía người chồng có em chồng bị bạch tạng. Những người khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này sinh một đứa con, xác suất để đứa con này không bị bệnh nào trong hai bệnh trên là
A 12,5%.
B 37,5%.
C 56,25%.
D 62,5%.
- Câu 32 : Giá trị thích nghi của đột biến gen thay đổi phụ thuộc vào
A tần số đột biến và tốc độ tích lũy đột biến.
B tốc độ sinh sản và vòng đời của sinh vật.
C môi trường sống và tổ hợp gen.
D áp lực của chọn lọc tự nhiên.
- Câu 33 : Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hoá theo hướng đồng quy tính trạng?
A Cánh chim và cánh bướm.
B Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật.
C Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
D Chân trước của mèo và cánh dơi.
- Câu 34 : Trong một đầm lầy tự nhiên, cá chép và cá trê sử dụng ốc bươu vàng làm thức ăn, cá chép lại là thức ăn của rái cá. Do điều kiện môi trường khắc nghiệt làm cho kích thước của các quần thể nói trên đều giảm mạnh và đạt đến kích thước tối thiểu. Một thời gian sau, nếu điều kiện môi trường thuận lợi trở lại thì quần thể khôi phục kích thước nhanh nhất là
A quần thể cá chép.
B quần thể ốc bươu vàng.
C quần thể rái cá.
D quần thể cá trê.
- Câu 35 : Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
A 1
B 4
C 2
D 3
- Câu 36 : Ở ADN mạch kép, số nuclêôtít loại A luôn bằng số nuclêôtít loại T, nguyên nhân là vì:
A hai mạch của ADN xoắn kép và A chỉ liên kết với T, T chỉ liên kết với A.
B hai mạch của ADN xoắn kép và A với T có khối lượng bằng nhau.
C hai mạch của ADN xoắn kép và A với T là 2 loại bazơ lớn.
D ADN nằm ở vùng nhân hoặc nằm ở trong nhân tế bào.
- Câu 37 : Một phân tử mARN có tỷ lệ A:U:G:X = 1:2:3:4, trong đó số nuclêôtit loại G của mARN này là 390. Chiều dài của phân tử mARN này là:
A 3060A0.
B 4420A0.
C 2210A0.
D 3600A0.
- Câu 38 : Ở một gen, trên mạch 1 có số nucleotit loại A chiếm 12%, số nucleotit loại T chiếm 18% tổng số nucleotit của mạch. Tỉ lệ của gen là:
A
B
C
D
- Câu 39 : Một phân tử mARN có chiều dài 3332A0, trong đó tỷ lệ A:U:G:X = 1:3:2:4. Sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để phiên mã ngược tổng hợp nên phân tử ADN mạch kép. Nếu phân tử ADN được tổng hợp có chiều dài bằng chiều dài bằng phân tử ARN này thì số nucleotit loại A của ADN là
A 392
B 98
C 196.
D 294.
- Câu 40 : Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A 2
B 3
C 4
D 1
- Câu 41 : Cho chuỗi thức ăn : Cây ngô à Sâu ăn lá ngô à Nhái à Rắn hổ mang à Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, những mắt xích vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước là
A Sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang.
B Cây ngô, sâu ăn lá ngô, nhái.
C Nhái , rắn hổ mang , diều hâu.
D Cây ngô, sâu ăn lá ngô, diều hâu.
- Câu 42 : Một trong những điểm khác nhau của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là
A Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
B Do sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnhcao hơn so với HST tự nhiên.
C Do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật nên hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng cao hơn HST tự nhiên
D Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ kín còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở.
- Câu 43 : Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 21 đến 350C, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 74% đến 96%. Trong 4 loại môi trường sau đây, loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào?
A Môi trường có nhiệt độ dao động từ 20 đến 350C, độ ẩm từ 75% đến 95%.
B Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 đến 400C, độ ẩm từ 85 đến 95%.
C Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 đến 300C, độ ẩm từ 85% đến 95%.
D Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12 đến 300C, độ ẩm từ 90 đến 100%.
- Câu 44 : Cho lai 2 cây bí tròn với nhau thu được đời con gồm 272 cây bí quả tròn : 183 cây bí quả bầu dục : 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả tuân theo qui luật:
A Phân li độc lập của Men đen.
B Liên kết hoàn toàn.
C Tương tác cộng gộp.
D Tương tác bổ sung.
- Câu 45 : Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có 43,75% cây hoa trắng : 56,25% cây hoa đỏ. Nếu cho cây F1 lai phân tích thì ở đời con loại kiểu hình hoa trắng có tỉ lệ:
A 75%.
B 50%.
C 25%.
D 100%
- Câu 46 : Một bệnh di truyền đơn gen xuất hiện trong phả hệ dưới đây.Từ phả hệ này, xét các kết luận sau :(1) Bệnh di truyền chi phối phả hệ nói trên là do gen lặn nằm trên NST giới tính Y qui định.(2) Cả 11 cá thể ở thế hệ II đều biết chắc chắn kiểu gen do bệnh chỉ ở nam giới (gen trên NST Y)(3) Bệnh tuân theo qui luật di truyền chéo(4) Xác suất để cá thể (?) ở thế hệ III mắc bệnh là 0%(5) Kiểu gen của người phụ nữ II.2 ; II.5 ; II.7 và II.9 là giống nhau.Số kết luận đúng là :
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 47 : Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây về chọn lọc tự nhiên là đúng?(1) Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.(2) Chọn lọc tự nhiên không chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà còn tạo ra các kiểu gen thích nghi, tạo ra các kiểu hình thích nghi.(3) Khi chọn lọc tự nhiên chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại cả thể thể đồng hợp trội và cả thể đồng hợp lặn.(4) Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 48 : Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A
Giao phối không ngẫu nhiên.
B
Các yếu tố ngẫu nhiên.
C
Đột biến.
D
Chọn lọc tự nhiên.
- Câu 49 : Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật?(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.(2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.(3) Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.(4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
A 3
B 4
C 1
D 2
- Câu 50 : So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt sinh vật gây hại, biện pháp sử dụng loài thiên địch có những ưu điểm nào sau đây? (1) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. (2) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết. (3) Nhanh chóng dập tắt tất cả các loại dịch bệnh. (4) Không gây ô nhiễm môi trường.
A (2) và (3).
B (1) và (2).
C (1) và (4).
D (3) và (4).
- Câu 51 : Cho các ví dụ về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật:(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá sống trong cùng môi trường(2) Cây tầm gửi sống bám trên thân các cây gỗ trong rừng(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng(4) Vi khuẩn Rhizobium sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu.Những ví dụ thuộc về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là
A (1) và (4).
B (1) và (2).
C (3) và (4).
D (2) và (3).
- Câu 52 : Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?(1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước(2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.(4) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng, làm nương rẫy
A 1
B 4
C 2
D 3
- Câu 53 : Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:(1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. (3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.(4) Cây tầm gửi sống trên tán các cây trong rừng. (5) trùng roi sống trong ruột mối.Trong các mối quan hệ nói trên, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 54 : Ở một gen, trên mạch 1 có số nucleotit loại A chiếm 12%, số nucleotit loại T chiếm 18% tổng số nucleotit của mạch. Tỉ lệ của gen là:
A
B
C
D
- Câu 55 : Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?(1) Tính thoái hoá của mã di truyền là hiện tượng một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của một loại aa. (2) Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch được tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 3‘-5‘ so với chiều trượt của enzim tháo xoắn.(3) Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại aa do nhiều bộ ba khác nhau quy định tổng hợp.(4) Trong quá trình phiên mã, cả hai mạch của gen đều được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN.(5) Trong quá trình dịch mã, riboxom trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 3’của mARN đến đầu 5‘ của mARN.
A 2
B 3
C 4
D 1
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen