- Sinh thái học quần xã số 1
- Câu 1 : Hãy chọn kết luận đúng về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi:
A Quần thể vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể nhiều hơn quần thể con mồi.
B Quần thể vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể ổn định, còn quần thể con mồi luôn biến động.
C Cả hai quần thể biến động theo chu kì, trong đó quần thể vật ăn thịt luôn biến động trước
D Quần thể con mồi bị biến động về số lượng thì sẽ kéo theo quần thể vật ăn thịt biến động theo
- Câu 2 : Khi người châu Âu di cư sang Australia có mang theo cừu và thỏ để nuôi thả trên các thảo nguyên, nơi sinh sống của các loài thú có túi ăn cỏ. Đuong nhiên, trong cuộc cạnh tranh này, vùng phân bố của các loài thú có túi bị thu hẹp đáng kể vào rừng. Thỏ cừu xâm lược vùng đất mới từ thú có túi có hiệu quả chủ yếu là nhờ :
A Có sự tiếp tay của con người.
B Các loài thú có túi “sợ sệt” các loài thú xa lạ chưa từng gặp mới đến.
C Các loài thú có túi ở bậc tiến hóa thấp hơn.
D Các loài thú có túi có thể có số lượng ít hơn số lượng của cừu và thỏ.
- Câu 3 : Ở bìa rừng trong mùa xuân thông con mọc lên như mạ. Theo thời gian chúng chết dần chỉ để lại một mật độ vừa phải. Hiện tượng đó được gọi là hiện tượng “tỉa thưa”. Vậy, những nhân tố chủ yếu nào đưa đến hiện tượng trên :
A Độ ẩm và lượng mưa kiểm soát mật độ cây.
B Ánh sáng và muối dinh dưỡng là những nhân tố kiểm soát mật độ cây.
C Động vật ăn cỏ và sâu keo kiểm soát mật độ cây
D Nhiệt độ không khí và gió mạnh ven rừng kiêm soát mật độ cây.
- Câu 4 : Ở mối quan hệ nào sau đây, một loài có lợi còn một loài trung tính ?
A Quan hệ hội sinh.
B Quan hệ vật kí sinh – vật chủ.
C Quan hệ ức chế cảm nhiễm.
D Quan hệ vật ăn thịt – con mồi.
- Câu 5 : Những mối quan hệ nào sau đây luôn làm cho một loài có lợi và một loài có hại ?
A Quan hệ cộng sinh và quan hệ kí sinh – vật chủ.
B Quan hệ hội sinh và quan hệ vật ăn thịt – con mồi.
C Quan hệ kí sinh – vật chủ và quan hệ vật ăn thịt – con mồi.
D Quan hệ kí sinh – vật chủ và quan hệ ức chế cảm nhiễm.
- Câu 6 : Trong quần xã, loài chủ chốt có vai trò:
A Kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác.
B Thúc đẩy sự tăng số lượng cá thể của các loài khác.
C Thay thế cho loài ưu thế khi loài ưu thế bị suy vong.
D Quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
- Câu 7 : Loài nào dưới đây không phải là sinh vật phân hủy :
A Vi khuẩn không lưu huỳnh đỏ tía
B Cây nắp ấm ở bìa rừng.
C Dây tơ hồng sống trên tán các cây gỗ hay cây bụi.
D Báo và sư tử trên thảo nguyên
- Câu 8 : Nhóm sinh vật nào tham gia vào quá trình khoáng hóa vật chất?
A Vi khuẩn Metanococcus, Desulfovibrio, Thiobacillus không màu.
B Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn hydro.
C Vi khuẩn Thiorhodaceae sinh khí metan
D Vi khuẩn oxi hóa sắt.
- Câu 9 : Trong quần xã, hiện tượng nào sau đây sẽ giảm cạnh tranh giữa các cá thể khác loài và tăng khả năng sử dụng và khai thác nguồn sống của môi trường ?
A Cộng sinh giữa các cá thể.
B Phân tầng trong quần xã.
C Biến động số lượng của các quần thể
D Diễn thế sinh thái.
- Câu 10 : Nhiều loài động vật sống ở biển nhiệt đới làm mồi cho các động vật khác thường phát triển nhiều hình thức chống lại sự khai thác của vật ăn thịt như chứa chất độc trong cơ thể hoặc có các gai độc. Điều đó xuất hiện là do nguyên nhân nào
A Con mồi “quá khôn ngoan”.
B Vật ăn thịt “quá khôn ngoan”
C Cả con mồi và vật ăn thịt đều “quá khôn ngoan” trong cuôc trốn-tìm nhau
D Nước biển chưa nhiều chất độc dễ dàng xâm nhập và tập trung trong cơ thể thông qua chuỗi thức ăn.
- Câu 11 : Vật ăn thịt thuôc một loài có vùng phân bố rộng, khi chuyển từ vùng nước lạnh ôn đới xuống vùng nước ấm vĩ độ thấp thì khả năng tiếp cận con mồi :
A Quá khó khăn
B Quá dễ dàng
C Ở mức trung bình.
D Không có lời giải thích nào thỏa đáng.
- Câu 12 : Trong các nghiên cứu, người ta đã phát hiện thấy, ở điều kiện tự nhiên, số bậc dinh dưỡng trong lưới thức ăn của quần xã có thể có :
A Tối đa 5 loài
B Tối đa tới 7 loài.
C Tối đa tới 9 loài
D Tối đa tới 13 loài.
- Câu 13 : Trong các mối quan hệ sau đây, mối quan hệ nào có vai trò thúc đẩy sự tiến hóa của cả hai loài ?
A Quan hệ ức chế cảm nhiễm.
B Quan hệ kí sinh – vật chủ.
C Quan hệ hội sinh.
D Quan hệ vật ăn thịt – con mồi.
- Câu 14 : Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa các loài chim này với động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ:
A Cộng sinh.
B Hợp tác
C Hội sinh
D Sinh vật ăn sinh vật khác.
- Câu 15 : Trong vùng thủy triều đỏ ven biển gây ra do một số loài tảo Hai roi (Dinoflagellata) thường làm cho các loài thủy sinh vật bị chết hàng loạt, nhất là những loài giáp xác rồi cá ăn nổi. Tuy nhiên, nhiều loài Thân mềm lại không bị chết, nhưng con người sử dụng chúng làm thức ăn bị ngộ độc nặng, nhiều trường hợp tử vong.
A Con mồi - vật ăn thịt
B Ức chế-cảm nhiễm.
C Cạnh tranh về khoáng chất.
D Cạnh tranh về ôxi.
- Câu 16 : Khi mất loài nào sau đây thì cấu trúc của quần xã sẽ bị thay đổi mạnh nhất ?
A Loài ưu thế.
B Loài thứ yếu.
C Loài ngẫu nhiên.
D Loài đặc hữu.
- Câu 17 : Xét các mối quan hệ sinh thái:
A 1, 4, 5, 3, 2.
B 1, 4, 3, 2, 5.
C 5, 1, 4, 3, 2.
D 1, 4, 2, 3, 5
- Câu 18 : Diễn thế nguyên sinh có các đặc điểm:
A 2, 3, 4.
B 1, 2, 4
C 1, 3, 4.
D 1, 2, 3, 4.
- Câu 19 : Cá Vược châu Âu ăn thịt con non của mình là trường hợp hãn hữu khi thức ăn của cá trưởng thành bị suy giảm, song lại là một trong những biện phát hữu hiệu để :
A Tỉa đàn, duy trì mật độ quần thể cá con phù hợp với trang thái môi trường.
B Làm giảm tỷ lệ nhóm trước sinh sản, tránh sự bùng nổ dân số.
C Duy trì nhóm trưởng thành sinh sản để sớm khôi phục lại số lượng.
D Giải phóng nguồn thức ăn từ nhóm con non cho thủy vực..
- Câu 20 : Ở đại dương loài cá mập “ăn thịt người” giữ vai trò chủ yếu nào trong quần xã sinh vật biển :
A Sinh vật chỉ thị cho chất lượng nước đại dương.
B Kiểm soát về thành phần cấu trúc và các hoạt động chức năng của quần xã sinh vật biển.
C Là loài sinh vật đặc trưng cho đại dương.
D Là đối tượng khai thác chính của nghề cá biển
- Câu 21 : Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, năng suất sinh học của quần xã đạt cực đại vào thời điểm nào sau đây ?
A Bắt đầu quá trình diễn thế.
B Ở giai đoạn giữa của diễn thế.
C Ở giai đoạn cuối cùng của diễn thế
D Ở giai đoạn đầu hoặc giữa của quá trình diễn thế.
- Câu 22 : Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ lớn thuộc mối quan hệ:
A Kí sinh.
B Hội sinh.
C Cộng sinh.
D Hợp tác.
- Câu 23 : Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:1- Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.2- Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.3- Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là:
A (1) và (2).
B (3) và (4).
C (1) và (4).
D (2) và (3).
- Câu 24 : Trong vùng thủy triều đỏ ven biển gây ra do một số loài tảo Hai roi (Dinoflagellata) thường làm cho các loài thủy sinh vật bị chết hàng loạt, nhất là những loài giáp xác rồi cá ăn nổi. Tuy nhiên, nhiều loài Thân mềm lại không bị chết, nhưng con người sử dụng chúng làm thức ăn bị ngộ độc nặng, nhiều trường hợp tử vong.Quan hệ giữa tảo Hai roi và giáp xác là ví dụ điển hình cho mối quan hệ :
A Con mồi - vật ăn thịt
B Ức chế-cảm nhiễm.
C Cạnh tranh về khoáng chất.
D Cạnh tranh về ôxi.
- Câu 25 : Trong vùng thủy triều đỏ ven biển gây ra do một số loài tảo Hai roi (Dinoflagellata) thường làm cho các loài thủy sinh vật bị chết hàng loạt, nhất là những loài giáp xác rồi cá ăn nổi. Tuy nhiên, nhiều loài Thân mềm lại không bị chết, nhưng con người sử dụng chúng làm thức ăn bị ngộ độc nặng, nhiều trường hợp tử vong.Từ dữ liệu trên còn phát hiện thấy, con người ăn cá nổi và thân mềm trong vùng thủy triều đỏ cũng bị ngộ độc vì :
A Cá nổi và thân mềm hấp thụ trực tiếp chất độc của tảo từ môi trường nước
B Trong cơ thể cá nổi và thân mềm chứa chất độc do tảo tiết ra bị biến đổi thành một độc tố cực mạnh đủ giết chết con người.
C Hàm lượng chất độc do tảo tiết ra được cá nổi và thân mềm tích tụ ngày một cao thông qua chuỗi thức ăn nhiều bậc trong thủy vực.
D Cơ thể người quá mẫn cảm với một liều lượng rất thấp của độc tố mà cá và thân mền nhiễm phải.
- Câu 26 : Xét các mối quan hệ sinh thái:1- Cộng sinh. 2- Vật kí sinh và vật chủ. 3- Hội sinh.4- Hợp tác. 5- Vật ăn thịt và con mồi.Từ những mối quan hệ sinh thái này, xếp theo thứ tự tăng cường tính đối kháng ta có:
A 1, 4, 5, 3, 2.
B 1, 4, 3, 2, 5.
C 5, 1, 4, 3, 2.
D 1, 4, 2, 3, 5
- Câu 27 : Diễn thế nguyên sinh có các đặc điểm:1- Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật. 2- Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.3- Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hoại môi trường. 4- Kết quả sẽ tạo ra quần xã đỉnh cực.
A 2, 3, 4.
B 1, 2, 4
C 1, 3, 4.
D 1, 2, 3, 4.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen