Bài 33: Bằng chứng địa lí sinh học - Sinh lớp 12 Nâng cao

Tổng hợp các bài giải bài tập trong Bài 33: Bằng chứng địa lí sinh học được biên soạn bám sát theo chương trình Đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các em cùng theo dõi nhé!

Câu 1 trang 136 SGK Sinh học 12 nâng cao

Vùng Cổ bắc và Tân bắc có hệ động vật về căn bản là giống nhau vì cho đến kỉ Thứ ba, 2 vùng Cổ bắc và Tân bắc còn nối liền với nhau, do đó sự phân bố động, thực vật của cả 2 vùng đồng nhất. Sự tồn tại một số loài đặc trưng ở mỗi vùng là do đến kỉ Thứ tư đại lục châu Mĩ mới tách đại lục Âu Á tại e

Câu 2 trang 136 SGK Sinh học 12 nâng cao

Hệ động vật ở đây khác biệt rõ rệt so với các vùng lận cận: có những loài thú bậc thấp như thú mỏ vịt, nhím mỏ vịt; thú có túi gồm hơn 200 loài phân bố rộng rãi chuột túi, sóc túi, kanguru sống trên mặt đất và trên cây. Hệ thực vật lục địa úc cũng có đặc trưng là tính địa phương cao, chiếm 75% tổng

Câu 3 trang 136 SGK Sinh học 12 nâng cao

Vào lúc đảo lục địa mới tách khỏi đất liền thì hệ động vật ở đây không có gì khác các vùng lân cận của đại lục. Về sau, do sự cách li địa lí nên hệ động vật trên đảo phát triển theo một hướng khác, tạo nên các phân loài đặc hữu. Ví dụ, quần đảo Anh trong thời kì băng hà đầu kỉ Thứ tư còn là một phần

Câu 4 trang 136 SGK Sinh học 12 nâng cao

Những tài liệu địa lí sinh vật học có giá trị với lí thuyết tiến hóa vì đã chứng minh: Mỗi loài sinh vật đã phát sinh trong một thời kì lịch sử nhất định, tại một vùng nhất định. Cách li địa lí là nhân tố thúc đẩy sự phân li của các loài.

Câu 6 trang 136 SGK Sinh học 12 nâng cao

Đáp án D. Có hệ động vật nghèo nàn hơn ở đảo lục địa.

Trên đây là hệ thống lời giải các bài tập trong Bài 33: Bằng chứng địa lí sinh học - Sinh lớp 12 Nâng cao đầy đủ và chi tiết nhất.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!