Đăng ký

Ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay

Ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay

Bài viết dưới đây Cunghocvui sẽ giúp các bạn làm sáng tỏ nội dung lý thuyết về ý nghĩa của nhan đề Sống chết mặc bay!

Kết quả hình ảnh cho sống chết mặc bay

Đề bài: Giải thích ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay

Sống chết mặc bay là một tác phẩm của nhà văn Phạm Duy Tốn, được viết theo thể truyện ngắn hiện đại và đăng trên tạp chí Nam Phong số 18 tháng 12 năm 1918. Đây được xem là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông

Truyện lấy bối cảnh của nông thôn Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Nó được lấy bối cảnh trong một đêm khuya, một khúc đê bên sông Nhị Hà (tức sông Hồng) đang bị mưa gió làm vỡ, nhưng trong đình quan phụ mẫu vẫn ngồi chơi tổ tôm với các tên quan lại khác, không quan tâm đến đê điều. Phạm Duy Tốn là người "Tây học" cho nên chịu ảnh hưởng ít nhiều đến xu hướng viết văn. Nhìn chung truyện ngắn của ông phản ánh cuộc sống theo hướng hiện thực chủ nghĩa, sáng tác của ông tố cáo một số cảnh bất công độc ác dưới chế độ thực dân nửa phong kiến: ở thành thị là đồng tiền và lối sống cá nhân tư sản, phá hoại hạnh phúc gia đình gây ra lối sống bừa bãi, lường đảo, còn ở nông thôn là cuộc sống của người nông dân khốn khổ, bấp bênh vì lụt lội đói kém vì nạn quan tham coi rẻ mạng người. Tiêu biểu cho tinh thần tố cáo xã hội là truyện "Sống chết mặc bay". Ông là một trong số những người có công đầu phát triển thể loại truyện ngắn và nền văn xuôi hiện đại nước ta. Tác phẩm chính: Bực mình (1914); Sống chết mặc bay (1918); Con người Sở Khanh (1919); Nước đời lắm nỗi (1919). Ngoài ra ông còn soạn Tiếu lâm quảng ký (3 tập) với bút hiệu Thọ An. "Sống chết mặc bay" (1918) là truyện ngắn nổi tiếng của Phạm Duy Tốn được xem là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam viết bằng văn xuôi tiếng Việt hiện đại.

Câu chuyện dựa trên hiện trạng xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

Sống chết mặc bay - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

"Sống chết mặc bay" lên án gay gắt tên quan phủ "lòng lang dạ thú", đại diện cho tầng lớp thống trị và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. Đồng thời, "Sống chết mặc bay" cũng để thể hiện sự bất công trong xã hội hiện đại của Việt Nam ở thế kỷ 20

Tên bài sống chết mặc bay, xuất phát từ câu tục ngữ Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi nói lên thái độ vô trách nghiêm của những kẻ cầm quyền, chỉ biết ích kỉ hưởng lợi cho riêng mình.

Khoảng một giờ đêm, trời mưa tầm tã đã mấy giờ liền làm nước sông Nhị Hà dâng lên ngày một cao. Những cơn sóng dữ dội trong đêm làm khúc đê lâm vào nguy hiểm, không chừng sẽ vỡ. Hàng trăm người dân phu đã nhoài mình bì bõm trong nước lũ và trời mưa để chống trọi lại thiên nhiên. Người thì đắp, người cừ, tất cả đều ướt như chuột lột. Tiếng trống liên thanh vang khắp không gian tiếng ốc vô hồi réo trong cơn mưa lũ, tiếng người dân xa xứ ý ới gọi nhau sang hộ đê. Mưa ngày một tầm tã, nước sông cứ thế dâng lên thách thức con người. Trong lúc nước sôi lửa bỏng ấy, cách nơi hộ đê chừng bốn năm trăm mét, trong mái đình cao ráo tránh được mọi bão táp, quan phụ mẫu đang chễm chệ ngồi trên chiếc sập gỗ cùng vài tên đầy tớ. Đèn thắp sáng trưng như ban ngày , xung quanh chỗ quan ngồi bày ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà,... bát yến hấp đường phèn khói bay nghi ngút thơm lừng.

Kẻ hầu người hạ vây bốn xung quanh vị " chúa" của mình. Lính lệ khoanh tay đứng hầu hạ có vẻ rất trang nghiêm. Tiếng cười nói vui vẻ phát ra xung quanh mưa vẫn tầm tã u ám chẳng làm ảnh hưởng đến không khí trong đình. Các quan cứ ung dung như không có chuyện gì xảy ra. Cho đến lúc quan ù to, cũng là lúc có lính vào báo đê vỡ, quan thản nhiên mặt nghiêm nghị quát mắng tên lính. Lúc bấy giờ muôn làng đã chìm trong biển nước.

Với những gì mà Cunghocvui đã giúp các bạn khái quát nội dung nhan đề Sống chết mặc bay có ý nghĩa gì trên đây, hy vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong học tập!

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe