Trả lời các câu hỏi bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
I. KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi 1: Cả lớp cùng nghe bài hát Việt Nam ơi, nhạc và lời Minh Beta. Hãy nêu cảm xúc của mình về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam qua bài hát.
Trả lời:
Việt Nam trong bài hát là hình ảnh những con người chan hòa với núi non, kết nối vòng tay xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh. Bài hát thể hiện tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc của thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay. Đó là hình ảnh của con người Việt Nam hiện đại, hiếu khách, thân thiện, năng động. Bài hát mở ra khung cảnh tươi sáng, gần gũi với những con đường, góc phố thân quen, gắn với tuổi thơ của mỗi người. Tiếng trẻ thơ nô đùa trong nắng, gió vẽ lên bức tranh đất nước nên thơ, hiền hòa.
II. KHÁM PHÁ
1. Công dân của một nước
Câu hỏi 1: Em hãy cho biết, nhân vật trong môi trường hợp dưới đây là công dân nước nào? Vì sao?
Trả lời:
Hình 1. Anh Mun công dân nước Mỹ. Vì năm 18 tuổi anh nhập quốc tịch Mỹ. | Hình 2. Chị Natasa công dân nước Nga. Vì dù năm 18 tuổi chị đến học ở Pháp những chị vẫn mang quốc tịch Nga. |
Hình 3. Chị Shivam công dân Ấn Độ. Vì chị mang quốc tịch của cha mẹ là quốc tịch Ấn Độ. | Hình 4. Chị Lan Anh công dân Việt Nam. Vì chị mang quốc tịch Việt Nam. |
Câu hỏi 2: Thế nào là công dân của một nước? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước?
Trả lời: Công dân là người dân của một nước. Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó.
2. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
1. Hương, Lan và Nam đều có bố mẹ mang quốc tịch Việt Nam. Các bạn hiện đang sống ở Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam, nên các bạn đều là công dân Việt Nam.
2. Toàn sinh ra ở nước Nga. Cả bố và mẹ bạn đều mang quốc tịch Việt Nam, là công dân Việt Nam. Đến năm 10 tuổi thì cả gia đình bạn về Việt Nam sinh sống. Toàn là công dân Việt Nam.
3. Ly có bố là người Hàn Quốc, mẹ là người Việt Nam. Khi mới sinh, bố mẹ Ly làm giấy khai sinh và thỏa thuận với nhau để bạn mang quốc tịch Việt Nam. Ly là công dân Việt Nam.
Câu hỏi 1: Vì sao Hương, Lan và Nam đều là công dân Việt Nam. Căn cứ vào yếu tố nào để có thể khẳng định điều này?
Trả lời:
Hương, Lan và Nam đều là công dân Việt Nam. Căn cứ vào các yếu tố: Hương, Lan và Nam đều có bố mẹ mang quốc tịch Việt Nam. Các bạn hiện đang sống ở Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam, nên các bạn đều là công dân Việt Nam.
Câu hỏi 2: Vì sao bạn Toàn sinh ra ở Nga nhưng vẫn là công dân Việt Nam?
Trả lời:
Toàn sinh ra ở Nga nhưng vẫn là công dân Việt Nam vì cả bố và mẹ bạn đều mang quốc tịch Việt Nam, là công dân Việt Nam.
Câu hỏi 3: Vì sao bạn Ly có bố mang quốc tịch Hàn Quốc nhưng bạn vẫn là công dân Việt Nam? Ly có thể mang quốc tịch Hàn Quốc được không?
Trả lời:
Bạn Ly có bố mang quốc tịch Hàn Quốc nhưng bạn vẫn là công dân Việt Nam. Vì bố mẹ Ly làm giấy khai sinh và thoả thuận với nhau để bạn mang quốc tịch Việt Nam. Ly là công dân Việt Nam. Ly không thể vừa mang quốc tịch Việt Nam, vừa mang quốc tịch Hàn Quốc. Ly chỉ được mang 1 quốc tịch duy nhất.
III. LUYỆN TẬP
Câu hỏi 1: Trong các trường hợp dưới đây, ai là công dân Việt Nam, ai là công dân nước ngoài?
Trả lời:
-
Trường hợp những người là công dân Việt Nam:
A. Bạn Hiền có bố mẹ là công dân Việt Nam, hiện nay bạn sinh sống cùng gia đình ở Ô-xtrây-li-a (Australia).
B. Bạn Hưng có bố mẹ là công dân Việt Nam, bạn đang cùng bố sinh sống ở XLô-va-ki-a (Slovakia), còn mẹ bạn sinh sống tại Việt Nam.
D. Bạn Quân có bố là công dân Việt Nam, mẹ là người Ba Lan. Bạn sinh ra ở Việt Nam. Khi Quân sinh ra, bố mẹ bạn không thoả thuận được việc chọn quốc tịch cho bạn.
-
Trường hợp những người không phải công dân Việt Nam là:
C. Bạn Ôn-ga có bố mẹ là công dân Nga. Bạn sinh ra ở Việt Nam và có nhiều năm sinh sống ở Việt Nam.
Câu hỏi 2: Trường hợp nào dưới đây không phải là công dân Việt Nam?
A. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18 tuổi.
B. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai.
C. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, mà khi sinh ra có cha mẹ là người nước ngoài.
D. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng học tập, công tác ở nước ngoài.
Trả lời:
C. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, mà khi sinh ra có cha mẹ là người nước ngoài.
Câu hỏi 3: Hường có bố là công dân Hàn Quốc, mẹ là công dân Việt Nam. Khi Hường sinh ra ở Việt Nam, bố mẹ Hường không thỏa thuận việc để bạn mang quốc tịch Việt Nam hay Hàn Quốc. Năm Hường 12 tuổi thì cả nhà bạn về Hàn Quốc sinh sống. Theo em, Hường có quốc tịch Việt Nam hay Hàn Quốc? Vì sao?
Trả lời:
Hường mang quốc tịch Việt Nam vì Hường sinh ra ở Việt Nam và cha mẹ không thoả thuận được quốc tịch cho con.
Câu hỏi 4: Là học sinh, em cần làm gì để trở thành một công dân tốt?
Trả lời:
Là học sinh, để trở thành người công dân tốt em cần làm những điều sau: Em cần cố gắng chăm chỉ học tập; rèn luyện đạo đức; nỗ lực phát triển bản thân; hiếu thảo với ông bà cha mẹ; có trách nhiệm với bản thân và xã hội; em cần xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch học tập, phát triển mục tiêu rõ ràng; học tập theo những tấm gương tốt việc tốt tương lai lớn lên phát triển đất nước để sánh vai với các cường quốc năm Châu – theo lời của chủ tịch Hồ Chí Minh.
IV. VẬN DỤNG
Câu hỏi 1: Hãy kể một vài tấm gương công dân Việt Nam tiêu biểu trong học tập, văn hóa, thể thao, lao động sản xuất và kinh doanh. Em học tập được điều gì ở những tấm gương này?
Trả lời:
Một số tấm gương trong học tập, nghị lực vượt qua cuộc sống: Nguyễn Ngọc Ký
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã có hoàn cảnh kém may mắn khi thầy bị liệt cả hai tay, mọi hoạt động và sinh hoạt đều rất khó khăn chứ chưa nói gì đến chuyện đi học. Những tưởng con người ấy sẽ chấp nhận đầu hàng số phận, nhưng không, số phận kém may mắn không những không trở thành rào cản mà còn là động lực để thầy cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Thầy vẫn khát khao được đi học như những bạn cùng trang lứa nhưng điều này thực sự rất khó khăn vì đôi tay ấy làm sao có thể cầm được bút để viết nên những con chữ như những bạn bình thường.
Và rồi thầy quyết định tập viết bằng chân, điều này tưởng như không thể nhưng lại trở thành hiện thực với thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Những ngày đầu tập viết bằng chân của thầy vô cùng khó khăn, chưa lúc nào thầy nghĩ đến chuyện từ bỏ. Nhưng rồi với sự kiên trì chịu khó của mình, ngày nào thầy cũng luyện tập, tập viết mọi lúc mọi nơi, có khi thầy tập viết bằng những mẩu gạch thay cho bút và phấn, những mẩu gạch kẹp vào chân rất khó khăn và còn đau nữa nhưng điều đó không khuất phục được tinh thần học tập ấy.
Và cuối cùng, thầy đã thành công, mặc dù viết bằng chân nhưng chữ của thầy rất đẹp, thậm chí còn đẹp hơn nhiều chữ của những bạn viết bằng tay. Tất cả là nhờ vào sự chăm chỉ luyện tập không quản ngại khó khăn gian khổ của thầy.
Một số tấm gương tiêu biểu cho lòng yêu nước như: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Võ Thị Sáu, Trần Quốc Toản, Hồ Chí Minh, Lê Văn Tám,...
→ Qua những tấm gương này, em có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ các giá trị mà ông cha ta để lại như sự kiên trì, dũng cảm, nỗ lực hết sức để đưa đất nước thoát khỏi máu đạn chiến tranh để có sự hòa bình như ngày hôm nay. Từ đó em nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của một người con Việt Nam là cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành một công dân tốt.
Câu hỏi 2: Vẽ một bức tranh với chủ đề “Tự hào là công dân nước Việt Nam”
Trả lời: Học sinh tự liên hệ bản thân
Trên đây là gợi ý cách soạn GDCD 6 “Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trong chương trình sách mới Cánh diều mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về bài học này!