Đăng ký

Thực hành tiếng việt trang 71

Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo bài Thực hành tiếng việt lớp 6 trang 71 dưới đây. Hy vọng qua bài soạn này các bạn có thể nắm rõ kiến thức từ chương trình sách mới này hơn.

Câu hỏi 1: Nếu câu văn “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” được viết lại thành “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?

Nếu câu văn “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” được viết lại thành “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” thì ý nghĩa của câu sẽ bị đổi ngược lại: Dù cho ông có ra sức chăm bẵm, mong chờ thế nào thì cây ổi cũng chỉ ra hoa rồi rụng, không kết quả nào.

Câu hỏi 2: Đọc đoạn trích sau: 

[...] Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây. Chẳng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt, căng bóng.

a. Xác định câu văn sử dụng câu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ.

  • Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây.

  • Màu xanh nhạt chuyển dần sang ửng vàng, thơm phức, gọi chim về ríu ran khắp trước sân nhà.

b. Nêu tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong đoạn văn

Tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong đoạn văn là:

  • Nhấn mạnh nội dung của người viết trong câu.

  • Giúp câu văn thêm sinh động và rộng mở hơn.

  • Đối tượng được nhắc đến rõ ràng và ấn tượng hơn nhiều.

Câu hỏi 3: Viết lại câu văn sau nhằm nhấn mạnh nội dung được in đậm trong câu:

"Tôi sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu.”

Câu viết lại: Tôi sẽ không bao giờ quên kỷ niệm êm đềm, đầy hạnh phúc ngày thơ ấu.

Câu hỏi 4: Viết một câu văn sử dụng nhiều vị ngữ với mục đích mở rộng nội dung kể hoặc tả về một đối tượng nào đó.

Mùa hè năm ngoái khi về thăm quê ngoại, cả nhà em ai cũng vui mừng và bận rộn, mẹ thì chuẩn bị đồ ăn, bố chuẩn bị hành lý, còn em chuẩn bị những món quà tự tay làm để tặng ngoại.

Câu hỏi 5: Đọc đoạn văn sau:

Cũng có khi khói vui hơn niềm vui của người. Làng có đứa bé mới chào đời, giữa một ngày đông buốt giá. [...] Trong bếp, ngọn lửa nhảy nhót reo vui phần phật, khỏi bay lên qua mái nhà rất thanh, rất cao.

a. Tìm các từ ngữ được dùng theo biện pháp nhân hoá trong đoạn văn trên.

  • “Vui”

  • “Nhảy nhót reo vui”

b. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nhân hoá trong đoạn văn đó.

Tác dụng của biện pháp nhân hóa trong đoạn văn: làm cho câu văn thêm đặc sắc, có hồn hơn, giúp cho các sự vật cùng có cảm giác, có hành động như con người.

Viết ngắn

Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể lại một kỷ niệm của em với một người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa.

Trong gia đình, người mà em yêu quý nhất chính là ông nội. Ông là người vô cùng hiền từ và yêu thương con cháu, có một kỷ niệm về ông khiến em nhớ mãi không thể quên. Ông em rất khéo tay, ông có thể trồng cả chục chậu hoa trước mảnh sân nhà bé xíu. Nào là chị hoa hồng kiều diễm rực rỡ, bé hoa cúc khoe những cánh hoa màu trắng tinh khôi, rồi còn cả những chùm hoa violet nhỏ xinh lấp ló đằng sau… Hôm đó em chơi bóng trong sân dù mẹ đã dặn không nên làm thế vì dễ va vào cây làm gãy hoa. Tất nhiên em không nghe lời mẹ mà vẫn tiếp tục đùa giỡn. Bỗng nhiên bóng sượt qua cành hồng của ông, làm nó gãy ngang thân cây. Lúc đó em sợ quá nên khi ông hỏi em đã nói dối là do con miu làm. Ông nhìn em một lúc rồi lắc đầu, bảo tại sao cháu lại nói dối. Lúc đó em đã òa lên khóc và thừa nhận là do mình làm và xin ông tha thứ. Ông đã nói với em có lỗi nhận lỗi là tốt và ông đã tha lỗi cho em. Em rất cảm ơn ông và coi đó là bài học đáng nhớ của mình.

 

  • Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Nào là chị hoa hồng kiều diễm rực rỡ, bé hoa cúc khoe những cánh hoa màu trắng tinh khôi

  • Câu văn có nhiều vị ngữ: Bỗng nhiên bóng sượt qua cành hồng của ông, làm nó gãy ngang thân cây.

Trên đây là gợi ý cách soạn văn lớp 6 bài Thực hành tiếng việt trang 71 trong chương trình sách mới Chân trời sáng tạo mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về bài học này!

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe