Soạn thực hành tiếng Việt Nghĩa của từ bài 1 phần 2 Kết nối tri thức
Soạn thực hành tiếng Việt bài 1 phần 2 Kết nối tri thức: Văn 6 mới
Hướng dẫn và gợi ý trả lời các câu hỏi từ bài thực hành Tiếng Việt bài 1- Phần 2 trong bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống. Soạn văn sẽ bao gồm cả kiến thức cơ bản ở các phần như Nghĩa của từ, biện pháp tu từ và từ ghép, từ láy.
Trả lời câu hỏi phần nghĩa của từ
Câu hỏi 1
Một số từ có yếu tố hóa như
- Biến hóa: Sự thay đổi của một sự vật , sự việc, trạng thái sang một trạng thái, hình thức khác
- Hóa trang: Thay đổi diện mạo, gương mặt, vẻ ngoài bằng cách trang điểm
- Mã hóa: chuyển thành mã để truyền, xử lý hoặc lưu dữ thông tin mã hoá dữ liệu
- Chuẩn hóa: Làm theo một tiêu chuẩn, chuẩn mực rõ ràng
- Khai hóa: Mở mang, thay đổi văn hóa cho người/nhóm người/dân tộc còn lạc hậu
Câu hỏi 2: Đặt câu với các từ cho sẵn
- “Đơn điệu” :
-
Cuộc sống của anh Hòa rất đơn điệu, mỗi ngày đều lặp đi lặp lại những công việc giống hệt nhau
-
Giai điệu của bài hát chỉ là vài câu đơn điệu lặp lại
- “Kiên nhẫn”
-
Luyện chữ là một cách rất tốt để rèn luyện lòng kiên nhẫn
-
Đức Phật đã từng nói rằng kiên nhẫn là chất liệu tốt nhất cho mọi thành công
- “Cốt lõi”
-
Đừng đánh giá con người chỉ qua vẻ hào nhoáng bên ngoài mà hãy nhìn nhận cả những giá trị cốt lõi bên trong
-
Cáo đã nói vời Hoàng tử bé rằng điều cốt lõi vô hình trong mắt người trần
Trả lời câu hỏi phần biện pháp tu từ
Câu hỏi 3:
Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong bài: So sánh “tiếng bước chân của bạn với “tiếng nhạc”
=> Tác dụng: “Tiếng nhạc” thường là những âm thanh bắt tay, mang lại cho người khác cảm giác thoải mái, dễ chịu khi nghe. Việc so sánh khiến cho người đọc và người nghe dễ dàng cảm thấy sự hàm súc của câu văn, đồng thời gợi trí tưởng tượng bay bổng và hiểu được ý mà người viết muốn truyền đạt. Đối với Cáo khi đã trở thành bạn tiếng chân của Hoàng tử bé rất đặc biệt, dễ chịu và như mời gọi nó ra khỏi hang.
Câu hỏi 4:
Những lời thoại được lặp lại trong văn bản:
- “Cảm hóa nghĩa là gì”, “Hãy cảm hóa mình đi”,...
- “Mình đi tìm con người” “Không mình đi tìm bạn bè.”
Từ “cảm hóa” được nhấn mạnh rất nhiều lần trong đoạn trích với mục đichs giúp tác giả thể hiện sự kết nối đầy yêu thương giữa 2 nhân vật, hoàn toàn không giống như chủ/tớ.
Tình cảm cần được trải nghiệm hơn là dạy dỗ, và đây cũng là tinh thân chung bao trùm cả cuốn tiểu thuyết. Từ đó để Hoàng tử bé có động lực đứng lên khám phá bản thân và thế giới xung quanh
Trả lời câu hỏi phần từ ghép và từ láy
Câu hỏi 5:
Cảm nhận của em về nhân vật Cáo có chứa ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy:
Cáo chỉ là nhân vật phụ trong truyện, nhưng lại là nhân vật chính trong đoạn trích xuất hiện dưới vai trò giúp Hoàng tử bé nhận ra giá trị thực sự của tình bạn. Cáo có góc nhìn đầy thông minh và sâu sắc, khi nó hiểu được rằng điều cốt lõi vô hình trong mắt người trần, và phải được cảm nhận bằng trái tim mỗi người. Đây cũng chính là điều tác giả muốn nhắn nhủ đến với độc giả của mình.
Cảm nhận của em về nhân vật Hoàng tử bé có chứa ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy:
Hoàng tử bé vốn chỉ là một cậu bé vô tư, ngây thơ với cái nhìn đầy màu hồng và đang thất vọng tràn trề bởi hóa ra bông hoa mình yêu quý bấy lâu nay lại thật tầm thường. Thế như Cáo tinh ranh đã xuất hiện, dạy cho cậu những bài học quý về tình bạn và giúp Hoàng tử bé nhận ra rằng thời gian cậu dành cho bông hoa hồng đã biến nó trở nên vô cùng đặc biệt.