Soạn Thực hành tiếng Việt bài 4 phần 2: Biện pháp tu từ Kết nối tri thức
Soạn Thực hành tiếng Việt bài 4 phần 2: Biện pháp tu từ Kết nối tri thức
Soạn Thực hành tiếng việt bài 4 phần 2 trang 99 dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về biện pháp tu từ và nghĩa của từ. Từ đó, các bạn học sinh có thể vận dụng được những kiến thức liên quan đến bài học này!
I. Biện pháp tu từ soạn thực hành tiếng việt bài 4 phần 2
Câu 1 trang 99 sgk văn 6 mới
a) “nhắm mắt xuôi tay”: sự lìa đời, chết đi, về nơi chín suối, về với cõi vĩnh hằng.
b) “mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”: hình ảnh tượng trưng cho làng quê Việt Nam
c) “áo cơm cửa nhà”: chỉ một cuộc sống giản dị, chân chất của người Việt.
Câu 2 ngữ văn 6 mới tập 1 Kết nôi tri thức và cuộc sống
a) Phép so sánh: chỉ sự cách biệt giữa hai thế hệ đời cha ông - đời tôi giống như con sông - chân trời đã xa, đó là một khoảng cách dằng dặc, xa vời.
b) Phép nhân hóa: nhân hóa cây tre chống lại quân giặc nhằm diễn đạt một cách sinh động và nhấn mạnh những công dụng của cây tre trong thời chiến, đồng thời, thể hiện sự gắn bó của cây tre đối với chiến tranh Việt Nam.
II. Nghĩa của từ Thực hành tiếng Việt bài 4 trang 99
Câu 3 sgk trang 99 Kết nối tri thức và cuộc sống
“Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”
Câu thơ gợi liên tưởng đến thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” nhằm ám chỉ việc làm ngu ngốc, không có chính kiến, bị tác động bởi người khác để rồi kết quả chẳng ra gì.
Câu 4 soạn bài thực hành tiếng Việt bài 4
Tre già - măng mọc là một hiện tượng tự nhiên, mỗi khi lớp tre già đi sẽ có một lớp măm mọc lên tiếp nối. Câu thành ngữ này còn mang ý nghĩa: thế hệ trước ra đi sẽ có thế hệ sau mọc lên, thế hệ trước sẽ truyền lại những gì mình đã tạo ra và thế hệ sau sẽ có vai trò kế thừa, phát huy nó. Đồng thời, câu thành ngữ còn thể hiện tinh thần bất khuất, bất diệt và tư thế hiên ngang của người Việt Nam.
Trên đây là hướng dẫn soạn bài Thực hành Tiếng Việt: bài 4 trang 99 sách Kết nối tri thức với cuộc sống chương trình ngữ văn 6 mới. Hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về những biện pháp tu từ, nghĩa của từ và cách vận dụng nó trong câu văn. Ngoài ra, đừng quên tham khảo những bài soạn khác tại CungHocVui.