Đăng ký

Soạn Thực hành Tiếng Việt bài 1 Chân trời sáng tạo| soạn văn 6 mới

Soạn Thực hành Tiếng Việt bài 1 Chân trời sáng tạo| soạn văn 6 mới

      Mời các bạn học sinh cùng tham khảo cách soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 1 lớp 6 - một bài học nằm trong chương trình giảng dạy Ngữ Văn của bộ sách Chân trời sáng tạo. Từ đó, hy vọng rằng các bạn học sinh sẽ nắm rõ hơn cách phân biệt từ đơn, từ phức và cách đặt câu với từ!

Câu 1 trang 27 sgk ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Trả lời: Từ đơn và từ phức trong đoạn văn là:

Chú bé/ vùng/ dậy/ vươn vai/ một/ cái/ bỗng/ biến/ thành/ một/ tráng sĩ/ mình/ cao/ hơn/ trượng/ oai phong/ lẫm liệt/. Tráng sĩ/ bước/ lên/ vỗ/ vào/ mông/ ngựa/. Ngựa/ hí/ dài/ mấy/ tiếng/ vang dội/. Tráng sĩ/ mặc/ áo giáp/ cầm/ roi / nhảy/ lên/ mình/ ngựa.

(Từ đơn có một tiếng, từ phức có từ hai tiếng trở lên)

Câu hỏi 2 trang 27 sgk ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo: Thực hành tiếng Việt

Từ ghép: dự thi, giã thóc, giần sàng, bắt đầu, thổi cơm, nồi cơm, cánh cung, dây lưng.

Từ láy: nho nhỏ, khéo léo.

Câu 3 thực hành tiếng Việt trang 28 sgk văn 6 Chân trời sáng tạo

a. con ngựa, ngựa non, đàn ngựa, ngựa đực

b. đường sắt, sắt thép, sắt đá, ngựa sắt

c. thi đua, thi cử, kỳ thi, thi đấu

d. áo quần, áo dài, áo giáp, áo khoác

Câu 4 thực hành tiếng Việt bài 1 văn 6 Chân trời sáng tạo 

a. nhỏ nhoi, nho nhỏ, nhỏ nhắn

b. khoẻ khoắn, khỏe khỏe

c. óng ánh

d. dẻo dai, dẻo nghẹo

Câu 5 (Trang 28/SGK Ngữ văn 6 tập 1)

      Nhanh chóng: tính từ diễn tả hành động nhanh, chỉ trong một thời gian ngắn, không để chậm trễ một cách khái quát.

      Thoăn thoắt: tính từ gợi tả dáng cử động tay chân rất nhanh nhẹn, nhịp nhàng với một động tác lặp lại liên tục.

=> Sử dụng từ “thoăn thoắt” giúp người đọc dễ dàng hình dung động tác của người thi hơn so với từ “nhanh chóng”.

Câu 6 (Trang 28/SGK Ngữ văn 6 tập 1)

      Khi dùng từ “khéo” thay cho “khéo léo”, độ khéo được miêu tả sẽ giảm xuống, vì từ “khéo léo” có tác dụng gợi tả một cách rõ ràng hơn. Từ đó, người đọc sẽ dễ dàng cảm nhận được tài năng của các đội thi.

Câu 7 (Trang 28/SGK Ngữ văn 6 tập 1)

  • 1 - c

  • 2 - đ

  • 3 - d

  • 4 - b

  • 5 - a

Câu 8 (Trang 28/SGK Ngữ văn 6 tập 1)

      Từ ngày có gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn tiêu diệt hết lớp địch này đến lớp địch khác, đánh đâu thắng đấy, giặc chết như rạ.

Câu 9 (Trang 28/SGK Ngữ văn 6 tập 1)

a. Nước chảy đá mòn, Thừa nước đục thả câu, Nước mặn đồng chua.

b. Mật ngọt chết ruồi, Nằm gai nếm mật.

c. Ngựa non háu đá, Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, Ngựa quen đường cũ. 

d. Nhạt như nước ốc.

Viết ngắn (Trang 29/SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) có sử dụng thành ngữ thể hiện cảm nhận của em về lịch sử đất nước sau khi đọc xong các văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm

      Trong suốt bốn ngàn năm văn hiến, lịch sử Việt Nam đã chứng kiến và ghi nhận vô vàn những lần xâm phạm bờ cõi bởi bọn giặc với âm mưu nước hèn hạ. Chúng đã không ít lần mạt sát, áp bức khiến cho nhân dân ta phải lâm vào cảnh khốn cùng, khổ đau. Nhưng đứng trước kẻ thù hùng mạnh, dân tộc ta chưa bao giờ tỏ ra yếu thế và chịu khuất phục. Những câu chuyện kể về những người anh hùng không ngần ngại hy sinh quên mình, chịu đựng nằm gai nếm mật trong suốt chặng đường cứu nước hiểm nguy như Thánh Gióng, Sự Tích Hồ Gươm đã giúp em hiểu và yêu hơn dân tộc mình. Em cảm thấy vô cùng tự hào vì những trang sử vẻ vang, đồng thời, em đã tự hứa với bản thân sẽ không ngừng học tập để bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước trong tương lai.

      Đó là cách soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 1 lớp 6 trong bộ sách Ngữ Văn - Chân trời sáng tạo mà các bạn học sinh có thể tham khảo để biết cách làm bài tập trước khi đến lớp. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Cảm ơn bạn vì đã đón đọc!

 

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe