Soạn Ôn Tập bài 5 trang 130 văn 6 mới tập 1 Chân trời sáng tạo
Soạn Ôn Tập bài 5 trang 130 văn 6 mới tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn học sinh cách soạn bài Ôn tập bài 5 ngữ văn 6 mới Chân trời sáng tạo. Đây sẽ là phần tổng kết lại nội dung mà học sinh đã được học qua bài 5. Tham khảo ngay tại đây!
Câu 1: Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Đánh thức trầu, Một năm ở tiểu học đâu thuộc thể loại hồi kí? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
Văn bản hồi kí: Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Một năm ở tiểu học
Dấu hiệu nhận biết: dựa vào đặc điểm của thể loại hồi kí:
-
Người kể là tác giả, kể lại chuỗi sự việc có thật diễn ra trong quá khứ, gắn liền với tuổi thơ của tác giả.
-
Nhân vật xưng “tôi” ở ngôi thứ nhất, thể hiện hình ảnh của tác giả trong tác phẩm. Đồng thời cũng là hình bóng của tác giả ngoài đời.
-
Trong các văn bản trên có sự kết hợp giữa kể, miêu tả và biểu cảm.
Câu 2 trang 130 ngữ văn 6 mới tập 1 Chân trời sáng tạo
Trong các văn bản hồi kí đã học, em thích nhất văn bản Thương nhớ bầy ong, bởi vì tác phẩm thể hiện được tình cảm của người viết với bầy ong, đồng thời bộc lộ những chiêm nghiệm rất mới lạ, lý thú.
Tóm tắt văn bản thương nhớ bầy ong
Thương nhớ bầy ong kể về tuổi thơ của tác giả. Thuở còn nhỏ, gia đình tác giả sinh sống bằng công việc nuôi ong. Chính vì thế mà tác giả đã có những tình cảm gắn kết với bầy ong của mình. Tác giả rất thích xem ong họp đàn và có sự hiểu biết về việc nuôi ong. Trong những lần ong trại, tác giả cảm nhận được một nỗi buồn không lời, một sự nuối tiếc và hụt hẫng lạ thường. Từ đó, tác giả đã rút ra một chiêm nghiệm rất hay, rằng “những vật vô tri vô giác, nhỏ nhẻ, vụn vặt đều mang linh hồn vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến”.
Câu 3: Cần lưu ý gì khi viết một bài văn tả cảnh sinh hoạt?
Khi viết một bài văn tả cảnh sinh hoạt, em cần lưu ý đến những điều sau:
- Khi tả cảnh sinh hoạt cần phải quan sát một cách tỉ mỉ và truyền đạt một cách chân thực để người đọc có thể hình dung được khung cảnh sinh hoạt đang được nhắc đến.
- Mở bài cần giới thiệu được đó là cảnh sinh hoạt gì, thời gian và địa điểm diễn ra như thế nào.
- Miêu tả và kể lại cảnh sinh hoạt theo trình tự không gian, thời gian một cách hợp lý.
- Bài văn cần thể hiện được hoạt động của con người trong một không gian nhất định. Đồng thời, phải gợi được không khí chung và những nét đặc sắc của cảnh sinh hoạt.
- Người viết nên sử dụng từ ngữ một cách phù hợp và nêu những cảm nhận, suy nghĩ, tình cảm của bản thân trước cảnh sinh hoạt đó.
- Bài văn tả cảnh sinh hoạt cầu đảm bảo có ba phần:
-
Mở bài: giới thiệu cảnh sinh hoạt
-
Thân bài: miêu tả theo trình tự hợp lý
-
Kết bài: nêu suy nghĩ, ấn tượng, cảm xúc về cảnh sinh hoạt.
Câu 4:
Trả lời:
Em rút ra được những lưu ý sau khi chuẩn bị và trình bày bài nói về cảnh sinh hoạt mà mình quan sát:
+ Đầu tiên, cần phải xác định được đề tài, vấn đề định trình bày. Đồng thời, xác định được người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.
+ Sau đó, cần phải tìm ý và lập dàn ý cho bài nói.
+ Kế tiếp, người nói phải luyện tập và trình bày bài nói.
+ Cuối cùng là bước trao đổi và đánh giá bài nói.
Câu 5: Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên của một mùa trong năm:
Dàn ý cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên của mùa thu
1. Mở bài:
- Giới thiệu mùa trong năm: mùa thu.
2. Thân bài: (sử dụng các biện pháp tu từ)
- Mùa thu đến, cây cối được khoác lên mình lớp áo màu vàng nhẹ phảng phất trước gió.
- Ánh nắng mùa thu thường dễ chịu, không còn oi bức như mùa hè.
- Mùa thu có những cơn gió heo mây nhè nhẹ, đem lại cảm giác se lạnh, đôi khi có mưa nhỏ lất phất.
- Những đêm mùa thu thường khiến người ta yêu thích bởi sự tĩnh lặng, yên bình.
- Mùa thu gắn liền với dịp Tết trung thu - là mùa của sự đoàn viên, cũng là mùa tựu trường.
- Kỉ niệm trong mùa thu: được thả hồn mình trong làn gió dịu nhẹ, mát lành; được cảm nhận sự hạnh phúc của đoàn viên…
3. Kết bài:
- Cảm nghĩ, tình cảm của bản thân dành cho mùa thu.
Gợi ý: Dựa vào dàn ý đã chia sẻ ở trên, hãy chia sẻ với bạn về vẻ đẹp thiên nhiên của mùa thu.
Câu 6: Thiên nhiên muốn trò chuyện điều gì cùng ta?
“Thiên nhiên muốn trò chuyện cùng ta” rằng, hãy lắng nghe, tâm sự và trân trọng nhau như những người bạn thật sự. Con người và thiên nhiên là mối quan hệ gắn kết, không thể tách rời nhau. Thiên nhiên cho con người ngôi nhà xanh với thức ăn ngon lành thì con người cũng phải có ý thức trân trọng và bảo vệ để thiên nhiên luôn tươi đẹp, trong lành.
Bên trên là hướng dẫn soạn bài Ôn tập bài 5 lớp 6 (Chân trời sáng tạo) mà các bạn học sinh có thể tham khảo để soạn bài đầy đủ hơn trước khi đến lớp. Đừng quên đón đọc thêm các bài soạn khác tại Cunghocvui, bạn nhé!