Đăng ký

Soạn cụm động từ và cụm tính từ: Thực hành tiếng Việt Kết nối tri thức

Cụm động từ và cụm tính từ:  Thực hành tiếng Việt trang 74 Kết nối tri thức

      Mời các bạn học sinh cùng tham khảo cách soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 3 trang 74 của bộ sách Chân trời sáng tạo. Từ đó, hy vọng rằng các bạn học sinh sẽ nắm rõ hơn kiến thức về cụm động từ, cụm tính từ cũng như cách đặt câu với nó!

Soạn cụm động từ và cụm tính từ: Thực hành tiếng Việt Kết nối tri thức

Soạn cụm động từ và cụm tính từ: Thực hành tiếng Việt Kết nối tri thức

Câu 1 phần soạn cụm động từ và cụm tính từ

-       Một cụm động từ trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa: “Trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán”

-      Động từ trung tâm: thấy

  • Vừa thấy một con chuột chạy ngang qua, cái Lan liền nhảy dựng lên với vẻ mặt đầy sợ hãi.

  • Trông thấy nhà của Hằng đã đi vắng cả, nó liền buồn bã quay về.

  • Không phải ai cũng có thể thấy được cảnh tượng huy hoàng này!

Câu 2 thực hành tiếng Việt: Cụm động từ và cụm tính từ

a) Cụm động từ: “thấy đất khô trắng”, trong đó, động từ trung tâm là từ “thấy”

=> Ý nghĩa động từ được bổ sung: nhấn mạnh sự nhận biết, quan sát của Sơn.

b) Cụm động từ: “lật cái vỉ buồm”, trong đó, động từ trung tâm là từ “lật”

=> Ý nghĩa động từ được bổ sung: nhấn mạnh sự xoay chuyển vỉ buồm của mẹ Sơn.

a) Cụm động từ: “hăm hở chạy về nhà lấy áo”, trong đó, động từ trung tâm là từ “hăm hở”

=> Ý nghĩa động từ được bổ sung: nhấn mạnh sự phấn khích và nhiệt tình của chị Lan.

Câu 3 trang 74 sách ngữ văn 6 mới

-       “Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước đến gần, trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có mang áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay”

=> Tác dụng: nhấn mạnh sự dè dặt và cách ăn mặc mỏng manh, đáng thương của Hiên.

-      “Bữa cơm về tới nhà, Sơn không thấy mẹ đâu cả, hỏi vú già”

=> Tác dụng: nhấn mạnh sự sốt sắng của Sơn.

Câu 4

-      “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư”

-      Cụm tính từ: quý quá

-      Tính từ trung tâm “quý”: Thứ đồ này quý lắm!

Câu 5 trang 75 sgk văn 6 Kết nối tri thức

a. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, Sơn thấy rõ như gần.

-      Cụm tính từ: “chân trời trong hơn mọi hôm”

-      Tính từ trung tâm: “trong”

-      Ý nghĩa mà tính từ đó được bổ sung: nhấn mạnh sự trong veo của bầu trời.

b. Sơn bây giờ mới nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. 

-      Cụm tính từ: “mẹ cái Hiên rất nghèo”

-      Tính từ trung tâm: “Nghèo”

-      Ý nghĩa mà tính từ đó được bổ sung: nhấn mạnh mức độ nghèo khó của mẹ Hiên.

Câu 6 sgk ngữ văn 6 Kết nối tri thức trang 75

a) Hôm nay gió rét lắm, ra đường nhớ mang thêm áo ấm nha con!

b) Chúng tôi mở tròn xoe mắt ngước nhìn tòa nhà cao chọc trời ở phía trước.

c) Cô gái ấy đẹp quá, như bước ra từ trong tranh vậy!

Đó là cách soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 3 trang 74 bộ sách Ngữ Văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống mà các bạn học sinh có thể tham khảo để biết cách làm bài tập trước khi đến lớp. Ngoài ra, đừng quên đọc thêm cách soạn các bài học khác tại Cunghocvui, bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe