Đăng ký

Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Chân trời sáng tạo| soạn văn 6 mới

Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Chân trời sáng tạo: soạn văn lớp 6

Hội thi thổi cơm ở làng Đồng Vân là một nét đẹp văn hóa đặc trưng có nguồn gốc từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy. Đây là một lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc cần được bảo vệ, lưu giữ cho thế hệ mai sau. Để hiểu rõ hơn về hội thi này, hãy cùng đến với bài học và cách soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Chân trời sáng tạo lớp 6 được chia sẻ qua bài viết dưới đây!

Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Chân trời sáng tạo: soạn văn lớp 6- CungHocVui

Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Chân trời sáng tạo: soạn văn 6 mới

Suy ngẫm và phản hồi 

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được tổ chức với mục đích gì và có nguồn gốc từ đâu?

      Nguồn gốc của hội thổi cơm thi ở Đồng Vân: hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ việc trẩy quân đánh giặc của cộng đồng người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa. Hội này thường diễn ra 5 năm một lần vào ngày 15 tháng Giêng (âm lịch).

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được tổ chức với mục đích: 

      Những cuộc kháng chiến chống giặc luôn đòi hỏi có sự chi viện lương thảo một cách nhanh chóng, vì thế, hội thi được tổ chức vừa là dịp để rèn giũa sự nhanh nhẹn, khéo léo để có cơm dẻo ngon tiếp binh lương, vừa tiếp nối trò chơi dân gian - nét đẹp trong văn hóa của ông cha ta. Ngoài ra, hội thi còn đem lại nhiều tiếng cười, niềm vui cho người nông dân sau những ngày lao động hăng say.

Tìm một số chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi và người dự thi. Em có nhận xét gì về hội thi và vẻ đẹp của con người Việt Nam?

Một số chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi và người dự thi:

* Luật lệ của hội thổi cơm thi: 

      “Hội thổi cơm thi ở đây có nhiều nét độc đáo về quy trình lấy lửa cũng như cách nấu, đậm màu sắc hài hước dân gian”. 

      Bắt đầu hội thi sẽ là việc lấy lửa ở trên ngọn cây chuối cao. Khi trống hiệu dứt, bốn thanh niên từ bốn đội sẽ phải leo một cách nhanh chóng trên thân cây chuối đã bôi mỡ. Khi nén hương được lấy mang xuống, ban tổ chức sẽ phát cho mỗi đội ba que diêm để châm vào hương và cháy thành lửa. 

      Người trong đội dự thi sẽ phải vót tre già thành những chiếc đũa bông châm lửa rồi đốt vào ngọn đuốc. Trong khi đó, người trong nhóm dự thi sẽ bắt đầu thổi cơm. Nồi cơm sẽ được cắm một cách khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Người chơi một tay cầm cần, một tay cầm đuốc đung đưng trong ánh lửa bập bùng. Sau một giờ rưỡi, đội chơi phải đem cơm đến trình trước cửa đình.

* Đối với người dự thi: 

      Hội thi sẽ có bốn đội, một đội sẽ gồm 4 người. Mỗi người sẽ đảm nhận một công việc trong khi thi:

      + Một thành viên lấy lửa

      + Một thành viên ngồi vót thanh tre già thành đũa bông để châm lửa vào đuốc.

      + Một thành viên giã thóc.

      + Một thành viên giần sàng thành gạo. Khi có lửa, người ta sẽ bắt đầu lấy nước và thổi cơm.

* Nhận xét: 

      Hội thi chính là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nó thể hiện tinh thần chống giặc, lòng yêu nước cũng như sự khéo léo và nhanh nhẹn - bản tính tốt đẹp của người Việt bao đời nay.

Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Chân trời sáng tạo: soạn văn lớp 6- CungHocVui

Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Chân trời sáng tạo: soạn văn 6 mới

Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân cho em biết thêm điều gì về lịch sử, văn hoá dân tộc?

      Qua những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân, em có thể hiểu thêm về lịch sử chống giặc, về những lễ hội dân gian được truyền từ ông cha ta qua nhiều thế hệ. Những lễ hội ấy chính là sự tôn vinh những nét đẹp văn hóa dân tộc, tôn vinh nghề trồng lúa nước gắn với nhân dân Việt Nam bao đời nay.

      Đó là cách soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Chân trời sáng tạo lớp 6 mà các bạn học sinh có thể tham khảo để chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích và đem lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Cảm ơn bạn vì đã đón đọc!

 

shoppe