Soạn bài Chuyện cổ nước mình Kết nối tri thức I Văn lớp 6 mới
Soạn bài Chuyện cổ nước mình Kết nối tri thức I Văn lớp 6 mới
Những câu chuyện cổ tích của đất nước được xem là cầu nối giữa thế hệ đi trước với thế hệ mai sau. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa mà những câu chuyện này mang lại cùng những thông điệp được gửi gắm tại đó qua hướng dẫn soạn bài Chuyện cổ nước mình Kết nối tri thức văn lớp 6 mới được chia sẻ trong bài viết dưới đây!
Soạn bài chuyện cổ nước mình hay nhất
I. Trước khi đọc bài soạn chuyện cổ nước mình
Câu 1 văn 6 mới trang 92
Những câu chuyện cổ nào của nước ta mà em biết: Tấm Cám, Con Rồng Cháu Tiên, Thánh Gióng, Cậu bé thông minh, Cây tre trăm đốt, Mai An Tiêm, Ăn khế trả vàng...
Câu 2 trang 92 sgk Kết nối tri thức
Em thích những nhân vật cô Tấm, Thạch Sanh, Mai An Tiêm.
Vì đó là những nhân vật lương thiện, hiền lành, có lòng vị tha và nhiều phẩm chất tốt đẹp của người Việt bao đời nay. Dù có đặt họ ở hoàn cảnh khó khăn như thế nào, họ vẫn giữ được những phẩm chất đáng quý trong mình.
II. Sau khi đọc - Trả lời câu hỏi phần cuối bài Chuyện cổ nước mình văn 6 mới
Câu 1
Bài thơ Chuyện cổ nước mình được viết theo thể thơ lục bát.
Em nhận biết được thể thơ dựa vào âm điệu nhẹ nhàng, cách gieo vần đặc trưng và số tiếng 6 - 8 trong các cặp câu.
Câu 2 soạn Chuyện cổ nước mình Kết nối tri thức và cuộc sống
- "Ở hiền thì lại gặp hiền": Cây tre trăm đốt, Cây khế, Thạch Sanh
- "Thị thơm thị giấu người thơm": chuyện cổ tích Tấm Cám
- "Đẽo cày theo ý người ta": câu chuyện Đẽo cày giữa đường.
Câu 3
Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những vẻ đẹp của tình người bao la mênh mông. Trong đó, niềm tin vào quan niệm “ở hiền gặp lành” là một nét đẹp đặc trưng của người Việt bao đời nay được gửi gắm vào các câu chuyện cổ. Đồng thời, những câu chuyện cổ còn mang lại những bài học về đạo lý làm người, rằng phải luôn sống ngay thẳng, chân thật, chăm chỉ siêng năng và có trí tuệ, chớ nên tham lam hãm hại người khác rồi sẽ gánh lấy hậu quả đắt giá.
Soạn bài chuyện cổ nước mình mới đầy đủ
Câu 4 Kết nối tri thức ngữ văn 6 mới
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Những câu chuyện cổ chính là cầu nối gắn kết thế hệ đi trước trong quá khứ xa xôi với những thế hệ hôm nay và mai sau. Nó giúp người đọc khám phá được những nét đẹp của tổ tiên được truyền từ đời này qua đời khác cùng những kinh nghiệm sống quý báu được truyền đạt qua các câu chuyện cổ.
Câu 5
Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau
Hai dòng thơ trên gợi cho em lời răn dạy của ông cha ta đối với thế hệ con cháu mai sau phải luôn sống nhân hậu, thông minh và chăm chỉ, chớ tham lam hãm hại người khác để gánh hậu quả khó lường.
Câu 6
Những câu chuyện cổ "Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm" với nhà thơ vì nó mang lại những bài học kinh nghiệm sống, bài học làm người được ông cha ta truyền đạt lại. Đó là những câu chuyện mang đậm giá trị nhân văn, và những bài học, triết lý trong đó vẫn luôn luôn đúng trong mọi thời đại.
III. Viết kết nối với đọc soạn bài chuyện cổ nước mình Kết nối tri thức
Thế hệ hôm nay với thế hệ cha ông trong quá khứ luôn tồn tại một khoảng cách xa xôi, đó là khoảng cách về thời gian. Những tưởng khoảng cách ấy khiến cho hai thế hệ chẳng thể hiểu được nhau, nhưng những câu chuyện cổ được để lại đã trở thành một cầu nối, kết nối cha ông với thế hệ trẻ hôm nay. Từ những câu chuyện cổ, người đọc như hiểu thêm về đời sống vật chất, tinh thần, phong tục tập quán và các nét đẹp văn hóa của cha ông ta ngày xưa. Từ đó, ta như tự hào và yêu thêm những giá trị tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Đó là cách soạn bài Chuyện cổ nước mình sách văn 6 mới Kết nối tri thức được CungHocVui biên soạn. Hy vọng qua bài viết này, các bạn học sinh sẽ hiểu rõ và yêu thêm những câu chuyện cổ tích được truyền lại từ đời này sang đời khác của dân tộc Việt Nam.