Soạn bài Bắt nạt trang 27 văn 6 mới Kết nối tri thức và cuộc sống
Soạn bài Bắt nạt trang 27 văn 6 mới Kết nối tri thức và cuộc sống
Bắt nạt là một tình huống thường xuyên bị bắt gặp trong lứa tuổi học đường. Nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh đã nhận ra vấn đề này và đưa nó vào trong bài thơ của mình bằng một giọng văn trong trẻo, tươi vui như một lời răn dạy nhẹ nhàng tới trẻ em. Và sau đây là phần tìm hiểu và soạn bài Bắt nạt của Nguyễn Thế Hoàng Linh trong bộ sách Kết nối tri thức.
Soạn bài Bắt nạt ngữ văn 6 mới bộ Kết nối tri thức
Câu hỏi 1: Thái độ của nhân vật “tôi” trong đoạn thơ như thế nào đối với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt?
- Đối với các bạn bắt nạt
- “Tôi” cho rằng đó là những người rất xấu, rất hôi, luôn cố gắng làm phiền và bắt nạt tất cả mọi thứ xung quanh mình: kể cả người lớn, trẻ con, chó mèo, cây cối.
- Và dù rằng đã quen với việc đi bắt nạt người khác nhưng cũng chẳng thể chịu được việc bị bắt nạt.
- Sau cùng nhân vật “tôi” đã khuyên rằng nếu những ai đi bắt nạt người khác thì cần đọc bài thơ này và đến gặp “tôi” ngay.
- Đối với các bạn bị bắt nạt:
- ”Tôi” thấy rằng các bạn bị bắt nạt giống như những chú “thỏ non”, cần và đáng được yêu thương nhiều hơn.
Câu hỏi 2: Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Theo em, việc lặp lại cụm từ này có ý nghĩa gì?
- Cụm từ “Đừng bắt nạt” xuất hiện 7 lần trong bài thơ, và cụm từ ”bắt nạt” xuất hiện đến 17 lần.
- Việc cụm từ này được lặp lại nhiều lần có ý nghĩa rất lớn trong việc nhấn mạnh lời nhắc nhở của “tôi” và tác giả tới các bạn nhỏ: Không được bắt nạt người yếu hơn mình, vì chỉ kẻ xấu mới làm điều đó.
- Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra những gợi ý về việc nên làm để tạo ra sự vui vẻ, tích cực và phát triển lành mạnh cho các bạn nhỏ như: ca hát, nhảy hiphop,...
Soạn bắt nạt soạn văn 6 mới Kết nối tri thức
Câu hỏi 3: Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Hãy chỉ ra biểu hiện của ý vị hài hước đó?
Điểm hài hước nhất trong đoạn thơ nằm ở việc cách nhân vật “tôi” kể câu chuyện tình huống rằng có những bạn bắt nạt rồi nhưng lại không thích cảm giác bị bắt nạt. Những người đó rất hôi, rất xấu xa đồng thời thể hiện thái độ cương quyết muốn bảo vẻ những bạn bị bắt nạt. Hãy đọc bài thơ và cứ đến gặp “tôi” nếu muốn bắt nạt ai đó, bởi “tôi” sẽ không sợ hãi đâu.
Câu hỏi 4: Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Hãy cho biết em đã làm gì khi ở một trong các tình huống trên. Bài thơ có thể khiến em thay đổi cách ứng xử chuyện bắt nạt thế nào.
Đối với các tình huống trên, em đã có những cách xử lý khác nhau:
- Khi em bị bắt nạt: Thử nói chuyện với những bạn bắt nạt để giải quyết vấn đề. Nếu thái độ của các bạn đó không thay đổi, em sẽ nhờ đến sự giúp đỡ của người lớn (Ông bà, cha mẹ, thầy cô,..) để tìm cách giải quyết.
- Bắt nạt người khác: Em được cha mẹ/thầy cô khuyên bảo và nhận ra lỗi lầm. Sau đó em đã đi xin lỗi những bạn bị bắt nạt.
Sau khi đọc xong bài thơ này, em nhận ra rằng việc bắt nạt người khác là xấu. Em cần phải biết tự tìm cách bảo vệ bản thân mình đồng thời mạnh dạn hơn nữa để bảo vệ cách bạn bị bắt nạt. Thay vì lãng phí thời gian vào việc bắt nạt người khác, nên dành thời gian cho những việc có ích như học tập, vui chơi, ca hát,. để rèn luyện và phát triển bản thân.