Phần luyện tập và vận dụng
1. Quan sát quả Địa cầu, hãy cho biết bán cầu Bắc hay bán cầu Nam có tỉ lệ đại dương nhiều hơn
Trả lời:
Tỉ lệ đại dương:
+ Bán cầu Bắc: 60,6%.
+ Bán cầu Nam: 81,0%.
Quan sát quả Địa cầu, ta thấy bán cầu Nam có tỉ lệ đại dương nhiều hơn bán cầu Bắc.
2. Hãy chứng minh rằng tài nguyên nước ngọt rất quan trọng đối với sinh hoạt và sản xuất của con người.
Trả lời:
- Con người và sinh vật cần nước ngọt để duy trì sự sống và phát triển. Nước giúp cho mọi sinh hoạt của con người như tắm, giặt, rửa, nấu, nướng… đảm bảo được chất lượng cuộc sống của mỗi con người và sức khỏe cho cộng đồng.
- Nước ngọt rất quan trọng đối với sinh hoạt và sản xuất của con người:
-
Đối với sinh hoạt: nước ngọt (nước ngầm, nước mưa,...) được con người sử dụng để ăn uống, tắm giặt, rửa bát, giặt quần áo, rửa thực phẩm...
-
Đối với sản xuất: Tưới tiêu cho nông nghiệp; Giảm nhiệt máy cho các ngành công nghiệp nặng; Làm sạch nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nhẹ,...
- Du lịch đường sông, du lịch biển đang ngày càng phát triển. Đặc biệt ở một nước nhiệt đới có nhiều sông hồ và đường bờ biển dài hàng ngàn kilomet như ở nước ta.
3. Tài nguyên nước ngọt của Trái Đất, đặc biệt là nước sông, hồ là vô tận hay có hạn? Hãy giải thích cho ý kiến của mình.
Trả lời:
- Tài nguyên nước ngọt của Trái Đất, đặc biệt là nước sông hồ là có hạn:
+ Khoảng 97,5% lượng nước trên hành tinh của chúng ta là nước mặn, chỉ có 2,5% là nước ngọt. Trong 2,5% ít ỏi này, 68,7% là băng, 30,1% là nước ngầm, chỉ có 1,2 % là nước mặt (nước sông, hồ) và nước khác.
+ Trái Đất đang ngày càng ấm dần lên, khi nhiệt độ tăng hơi nước bốc hơi nhiều hơn sẽ dẫn đến tình trạng hạn hán.
+ Ngoài ra, nhiệt độ tăng làm tan băng ở mức chưa từng có. Sông băng là một nguồn nước ngọt quan trọng trên toàn thế giới. Một khi những sông băng này tan chảy, chúng không thể trở về được trạng thái cũ. Các khu vực trước đây phụ thuộc vào nguồn nước từ sông băng để lấy nước ngọt sẽ phải tìm kiếm các nguồn khác.
+ Nguồn nước ngọt hiện có trên trái đất còn bị đe dọa bởi việc sử dụng quá mức, ô nhiễm,...