Phần Luyện tập
1. Có người cho rằng, siêng năng, kiên trì là nguồn gốc và điều kiện để dẫn đến thành công. Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến trên? Vì sao?
Em đồng ý với ý kiến trên vì chỉ có siêng năng, kiên trì mới giúp bạn đạt được hiệu quả trong công việc và là điều kiện tiên quyết dẫn đến thành công.
Vì chỉ có siêng năng, kiên trì, chăm chỉ, chịu khó làm mọi việc thì con người mới có những nền tảng vững chắc để vươn tới thành công. Còn lười biếng, lười nhác mọi việc không đến đâu khó mà có kết quả.
2. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Trong thời đại công nghiệp 4.0, con người càng cần phải siêng năng, kiên trì.
B. Ai cũng cần phải siêng năng, kiên trì.
C. Những người thông minh không cần phải siêng năng, kiên trì.
Trả lời:
Em đồng ý với ý kiến a và b. Trong thời đại công nghiệp nếu chúng ta không học hỏi nhiều hơn nữa, siêng năng hơn nữa thì sẽ bị đi lùi và không thế nào phát triển được. Bên cạnh đó người thông lại càng phải siêng năng và kiên trì vì
nếu không có cần cù thì thông minh cũng không thể làm lên gì cả.
3. Buổi tối, Hải làm bài tập Tiếng Anh. Những bài đầu Hải giải rất nhanh, nhưng đến các bài sáu Hải đọc thấy khó quá bèn suy nghĩ: “Mình sẽ không làm nữa, sang nhờ bạn Hoàng giải hộ”. Nhưng rồi, Hải lại băn khoăn: “Liệu Hoàng có nhà không? Thôi, giờ sang nhà Liền chép bài của bạn vẫn chưa muộn, vì Liên ở ngay gần nhà mình”.
a) Em có đồng ý với suy nghĩ của Hải thông? Vì sao?
b) Nếu em là bạn của Hải, em có thể khuyên Hải điều gì?
Trả lời:
a.Em không đồng ý với suy nghĩ của Hải. Vì nếu gặp bài tập khó thì mình phải tìm những cách giải khác tốt hơn, như thế sẽ vận động khả năng tư duy và nhớ lâu hơn.
b.Nếu em là bạn của Hải, em có thể khuyên Hải có thể lên mạng tìm cách giải các bài khác tương tự, hoặc gọi điện hỏi bạn cách giải chứ không phải chép bài bạn.
Kể về một tấm gương siêng năng, kiên trì mà em biết. Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.
Mạc Đỉnh Chi là vị trạng nguyên nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam về câu chuyện vượt khó vươn lên trong học tập.Tương truyền rằng, thuở nhỏ Mạc Đĩnh Chi vốn lanh lợi,thông minh nhưng lại là con nhà nghèo người đen đủi, xấu xí. Hàng ngày mọi đứa bé khác đi học thì ông lại phải vào rừng kiếm củi. Vốn bản tính ham học,nhưng nhà lại nghèo không có tiền. Thế nên hàng ngày Mạc Đĩnh Chi luôn ghé đến lớp học của Thầy Đồ gần nhà trong làng,đứng ngoài cửa ngấp nghé với bó củi sau lưng để học ‘’ké’’. Nhiều ngày Thầy Đồ thấy tội nên đã cho vào lớp ngồi cùng các bạn.Mạc Đỉnh Chi rất vui mừng,thế nhưng ban ngày cậu phải kiếm sống, phải học tranh thủ vào buổi tối. Nhà nghèo không có đèn dầu để học cầu liền nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Không có vở để viết câu dùng lá để thay giấy và tập viết. Ấy thế mà bằng nghị lực phi thường khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông đỗ Trạng nguyên. Không chỉ làm trạng nguyên Đại Việt, ông còn được phong làm “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa thời nhà Nguyên.
Em hiểu thế nào về câu nói “Có công mài sắt có ngày nên kim”?
Có công mài sắt có ngày nên kim” muốn khuyên răn chúng ta rằng chỉ khi có lòng quyết tâm và kiên trì thì bất cứ khó khăn nào ta cũng có thể vượt qua để đạt được thành công như mong muốn. Chúng ta có nhận thấy được rằng từ xưa đến này hầu hết những con người thành công là đều nhờ vào ý chí và lòng kiên trì của mình.