Ôn tập giữa học kì 2- tiết 3- soạn tiếng việt 5
Câu 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Câu 2. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Tình quê hương (Theo Nguyễn Khải)
a) Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.
b) Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương ?
c) Tìm các câu ghép trong một đoạn của bài văn.
d) Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.
a) Những từ ngữ trong Đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương là:
- đăm đắm nhìn theo.
- nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
b) Điều gắn bó tác giả với quê hương, là:
- Những kỉ niệm tuổi thơ đối với quê nhà.
c) Các câu ghép trong bài văn:
- Làng quê tôi đã khuất hẳn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.
- Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhơ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
- Làng mạc bị tàn phá, nhưng mảnh đất quê hương vẫn đù sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về.
- Ở mảnh đất ấy, tháng giêng.-------- dựới vệ sòng.
- Ở mánh đất ấy------- đẹp đẽ thời thơ ấu.
d) Những từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn là:
- Đoạn 1: “mảnh đất cọc cằn” (câu 2) thay cho “làng quê tôi” (câu 1)
- Đoạn 2:
+ “Mảnh đốt quê hương” (câu 3) thay cho “mảnh đất cọc cằn”( câu 2)
+ “Mảnh dất ấy” (câu 4, 5) thay cho “mảnh đất quê hương” (câu 3)
Những từ ngữ được lặp lại:
tôi, mảnh đất cọc cằn, mảnh đất, quê hương, mảnh đất ấy.