Ôn tập cuối học kì I lớp 6 Chân trời sáng tạo
Ôn tập cuối học kì I lớp 6 Chân trời sáng tạo
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn học sinh cách soạn bài Ôn tập cuối học kì Ngữ văn 6 mới Chân trời sáng tạo. Đây sẽ là phần tổng kết lại nội dung mà học sinh đã được học trong học kỳ vừa qua, giúp học sinh ôn bài và chuẩn bị cho kỳ thi cuối kỳ.
Câu 1: Điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích theo các gợi ý.
Đặc điểm | Truyền thuyết | Cổ tích |
Giống nhau | Có yếu tố tưởng tượng kì ảo | |
Khác nhau | Kể về các nhân vật, sự kiện có thật trong lịch sử. Thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện lịch sử đó. | Kể về cuộc đời của các nhân vật. Thể hiện ước mơ, quan niệm của nhân dân về một vấn đề nào đó trong cuộc sống. |
Câu 2 trang 131 sgk ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Dựa vào đặc điểm của thể thơ lục bát (thanh điệu, cách hiệp vần), sắp xếp "trong, không, về" vào những chỗ trống để tạo thành câu ca dao:
Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về
Câu 3 ôn tập cuối học kỳ 1 ngữ văn 6 mới Chân trời sáng tạo
Đặc điểm của truyện đồng thoại:
-
Thể loại dành cho thiếu nhi.
-
Nhân vật trong truyện thường là những đồ vật, loài vật được nhân hóa.
-
Vừa thể hiện đặc điểm của loài vật, đồ vật, vừa thể hiện đặc điểm của con người.
Câu 4 trang 131 sgk ngữ văn tập 1 Chân trời sáng tạo
Đặc điểm không phải là đặc điểm của thể loại hồi kí:
c) Cốt truyện thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng ca tụng, tôn thờ.
Câu 5: Hoàn thành sơ đồ để tóm tắt nội dung và ý nghĩa của từng bước trong quy trình viết:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi bắt đầu viết
-
Hoạt động: xác định đề tài viết và thu thập tư liệu cần thiết
-
Ý nghĩa: bài viết không bị lạc đề, đúng yêu cầu, mục đích đề ra và có nguồn tư liệu để viết
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
-
Hoạt động: tìm ý cho bài viết, ghi lại các ý tưởng, trình tự miêu tả và lập dàn ý với bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
-
Ý nghĩa: xác định được những nội dung cần nêu và bố cục của bài viết.
Bước 3: Viết bài
-
Hoạt động: Lần lượt triển khi viết bài theo bố cục ba phần, sắp xếp nội dung, sử dụng câu từ hợp lý, mạch lạc.
-
Ý nghĩa: giúp trình bày khoa học, dễ hiểu và nội dung đầy đủ.
Bước 4: đọc lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm cho lần sau:
-
Hoạt động: tự đọc lại bài viết, xem xét và điều chỉnh nếu cần, chú ý soát lỗi chính tả, lỗi dùng từ...
-
Ý nghĩa: nhằm kiểm tra bài đã hoàn chỉnh hay chưa.
Câu 6 trang 132 sgk ngữ văn 6 mới Chân trời sáng tạo
1 - a
2 - e
3 - d
4 - đ
5 - c
6 - b
Câu 7: Đặc điểm nào thuộc về nội dung, về hình thức của đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát?
Đặc điểm | Là đặc điểm nội dung | Là đặc điểm hình thức |
Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc | ✓ |
|
Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được đánh dấu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn. |
| ✓ |
Có một câu chủ đề (ở đầu hoặc cuối đoạn) nêu nội dung khái quát toàn đoạn. |
| ✓ |
Mở đoạn: giới thiệu chung về bài thơ | ✓ |
|
Thân đoạn: trình bày trọn vẹn cảm xúc của người viết về nội dung,nghệ thuật bài thơ và nêu dẫn chứng cụ thể | ✓ |
|
Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân. | ✓ |
|
Câu 8 trang 132 sgk ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Điểm giống:
-
Trình bày lại sự việc với một trình tự hợp lý nhất định.
-
Kết cấu gồm ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.
Điểm khác:
-
Truyện cổ tích: dùng ngôi thứ ba, trong truyện có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo.
-
Kể lại trải nghiệm bản thân: dùng ngôi thứ nhất, kể lại những sự việc có thật chính bản thân người kể đã từng trải qua.
Câu 9
Trước khi nói hoặc trình bày vấn đề, cần phải trả lời những câu hỏi trên vì:
-
Giúp cho bài viết đúng trọng tâm, đúng chủ đề, đúng mục đích, không bị lạc đề.
-
Từ đó, người viết có thể xác định được cần nói những nội dung gì, cách nói như thế nào để tăng hiệu quả giao tiếp, tránh bị lủng củng và tạo hứng thú cho người nghe.
Câu 10
Từ đơn:
-
Đặc điểm cấu tạo: do một tiếng có nghĩa tạo nên.
-
Ví dụ: hiểu, làm, ăn, nói...
Từ phức:
-
Đặc điểm cấu tạo: do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên (từ ghép)
-
Ví dụ: con người, động vật, con mèo, hỏi thăm...
Từ ghép:
-
Đặc điểm cấu tạo: gồm hai tiếng có mối quan hệ với nhau về nghĩa.
-
Ví dụ: ngôi nhà, biệt thự, thú cưng, xe cộ...
Từ láy:
-
Đặc điểm cấu tạo: từ 2 tiếng có mối quan hệ về âm thanh tạo thành
-
Ví dụ: nho nhỏ, xinh xinh, khanh khách, lung linh...
Câu 11 trang 134 sgk ngữ văn 6 mới Chân trời sáng tạo
a) Từ đơn trong câu “Ðã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả hai mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê”: đã, rồi, mà, cánh, chỉ, đến, giữa, lưng, hở, cả, hai, như, người, mặc, áo.
b) Từ ghép và các từ láy có trong đoạn văn:
-
Từ ghép: Dế Choắt, thuốc phiện, thanh niên, mạng sườn, đôi càng, râu ria, mặt mũi.
-
Từ láy: gầy gò, lêu nghêu, ngắn ngủn, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn, ngơ ngơ.
=> Sử dụng từ láy giúp người đọc dễ dàng hình dung được ngoại hình của Dế Choắt.
c) Râu ria, mặt mũi là từ ghép, bởi vì hai tiếng trong từ đều có nghĩa.
Câu 12 trang 134 ngữ văn 6 mới tập 1 Chân trời sáng tạo
Các thành phần chính trong câu thường được mở rộng bằng các cụm từ. Việc mở rộng thành phần chính trong câu góp phần làm cho nghĩa của câu trở nên chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu hơn.
a) Trời mưa lất phất (cách thức mở rộng: mở rộng vị ngữ bằng cụm động từ)
b) Những cơn gió mùa thu nhẹ nhàng thổi qua mang lại cảm giác se se lạnh. (cách thức mở rộng: biến chủ ngữ thành cụm danh từ)
c) Nó đang đọc sách viết về cuộc sống rộng lớn ngoài kia. (cách thức mở rộng: biến vị ngữ có cụm từ thông tin đơn giản thành cụm từ có thông tin cụ thể, chi tiết hơn)
d) Mùa xuân tươi đẹp với muôn ngàn hoa đang về. (cách thức mở rộng: biến chủ ngữ thành cụm danh từ)
Câu 13
Để lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản, người viết hoặc nói cần:
-
Đầu tiên, cần phải xác định nội dung muốn diễn đạt
-
Đưa ra các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa. Từ đó đưa ra lựa chọn những từ có chức năng diễn đạt chính xác nhất với nội dung muốn thể hiện.
-
Chú ý phải có sự kết hợp hài hòa với các từ ngữ khác trong câu, trong đoạn để tạo nên sự liên kết.
Lựa chọn từ các câu và giải thích:
a) Nồng nhiệt: thể hiện sự ủng hộ một cách nhiệt tình từ người khác dành cho mình.
b) Đồng ý: thể hiện sự bằng lòng, nguyện ý của cô con gái út với lời hỏi cưới từ Sọ Dừa.
c) Nhược điểm: chỉ những hạn chế vốn có (khuyết điểm chỉ những thiếu sót đang gặp phải, cần chỉnh sửa)
d) Tạc: dùng cho chất liệu đá.
c. “nhược điểm” để chỉ những hạn chế vốn có ở con người, còn “khuyết điểm” là để chỉ những thiếu sót, hạn chế mình còn đang gặp phải.
Câu 14 trnag 135 sgk ngữ văn 6 mới Chân trời sáng tạo tập 1
Điểm giống:
-
Gọi tên sự vật, hiện tượng hay khái niệm này bằng tên một sự vật, hiện tượng hay khái niệm khác.
-
Cả hai đều chỉ có một vế, ẩn đi vế còn lại.
Điểm khác:
-
Ẩn dụ: hai sự vật, hiện tượng được dùng trong ẩn dụ có quan hệ tương đồng về hình thức, cách thức, phẩm chất… Ẩn dụ được dùng với chức năng chủ yếu để biểu đạt cảm xúc (biểu cảm).
-
Hoán dụ: hai sự vật hiện tượng được sử dụng có quan hệ gần gũi: lấy bộ phận chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng, lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng, lấy dấu hiệu của vật để gọi sự vật… Hoán dụ được dùng với chức năng chính là nhận thức.
Câu 15 trang 135 ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
a) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
Ẩn dụ: “mặt trời” thứ hai: chỉ người con.
b. Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.
Ẩn dụ: “lửa lựu”: chỉ khóm lựu ở đầu tường đã trổ hoa đỏ rực như ngọn lửa.
c. Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn
Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn.
Hoán dụ: “đôi dép cũ”: chỉ Bác Hồ.
Câu 16
-
Trạng ngữ:
“Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam”, “Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn”: xác định thời gian, địa điểm. -
“để đánh giặc”: xác định mục đích, ý nghĩa của việc Long Quân cho mượn gươm thần.
Bên trên là hướng dẫn soạn bài Ôn tập cuối học kì I mà các bạn học sinh có thể tham khảo để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ I sắp tới. Ngoài ra, đừng quên đón đọc thêm các bài soạn khác trong bộ sách Chân trời sáng tạo tại đây, bạn nhé!