Đăng ký

Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ trang 38 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

I - Nhận xét

1. Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép sau đây có gì khác nhau ?

a) Nếu trời trở rét thì con phải mặc thật ấm.

b) Con phải mặc ấm, nếu trời rét.

Trả lời:

a) Nếu trời trở rét / thì con phải mặc thật ấm.

-   Ở câu a) 2 vế câu ghép được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ (QHT) nếu ... thì thể hiện quan hệ điều kiện (ĐK) - kết quả (KQ)

-   Vế 1 chỉ điều kiện, vế 2 chỉ kết quả.

b) Con phải mặc ấm / nếu trời trở rét.

+ Ở câu b) 2 vế câu ghép được nốì với nhau chỉ bằng một QHT nếu thể hiện quan hệ ĐK-  KQ

+ Vế 1 chỉ kết quả, vế 2 chỉ điều kiện.   

2. Tìm thêm những cặp quan hệ từ có thể nối các vế câu có quan hệ điều kiện - kết quả, giả thiết - kết quả.

 Trả lời:

Cặp QHT nối các vế câu thể hiện quan hệ ĐK - KQ, giả thiết (GT) - KQ: nếu... thì..., nếu như... vì..., hễ... thì... hễ mà... thì, giá.. thì, giả sử... thì.

II - Luyện tập

1. Tìm vế câu chỉ điều kiện (giả thiết), vế câu chỉ kết quả và các quan hệ từ nối chúng trong những ví dụ sau :

a) Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi cày một ngày được mấy đường.

Theo CẬU BÉ THÔNG MINH

b) Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

    Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

    Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

    Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.

TRƯƠNG QUỐC KHÁNH

Trả lời:

a)  Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày mây bước // thì tôi sẽ

                               Vế ĐK                                                    Vế KQ

nói cho ông biết trâu của tôi một ngàv cày được mấy đường.

(cặp QHT nếu thì)

b)  Nếu là chim // tôi sẽ là loài bồ câu trắng. (QHT nếu)

        Vế GT                      Vế KQ

Nếu là hoa // tôi sẽ là một đoá hướng dương. (QHT nếu)

  Vế GT                   Vế KQ

Nếu là mây // tôi sẽ là một vầng mây ấm. (QHT nếu)

  Vế GT                   Vế KQ 

2. Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả :

a)  ... chủ nhật này trời đẹp ... chúng ta sẽ đi cắm trại.

b)   ... bạn Nam phát biểu ý kiến ... cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.

c)   ... ta chiếm được điểm cao này ... trận đánh sẽ rất thuận lợi.

Trả lời:

a)  Nếu (nếu mà, nếu như) chủ nhật này đẹp trời thì chúng ta sẽ đi tham quan. (GT — KQ).

b)  Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến là cả lớp im lặng lắng nghe. (GT - KQ).

c)  Nếu mà (giá như) em đạt điểm cao trong kì thi này thì bố sẽ thưởng cho một chiếc xe đạp. (GT - KQ).

3. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điểu kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả :

a)  Hễ em được điểm tốt ...

b)  Nếu chúng ta chủ quan ...

... thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.

Trả lời:

a)  Hễ em được điểm tốt thì cả nhà mừng vui.

bì Nếu chúng ta chủ quan thì việc này khó thành công.

c)  Giá mà (giá như) Hồng chịu khó học hành thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.

shoppe