Đăng ký

Lẵng quả thông

Lẵng quả thông là trích đoạn ngắn cảm động về câu chuyện cô bé Đa-ni nhận được món quà sinh nhật thứ mười tám từ nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc. Câu chuyện mang lại bài học nhân văn sâu sắc về tình cảm giữa con người với nhau, về sự bình dị mà tươi đẹp của cuộc sống. Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo bài soạn văn lớp 6 Lẵng quả thông dưới đây.

I. Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: Đã bao giờ em nhận được một món quà đặc biệt khiến em nhớ mãi? Hãy chia sẻ trải nghiệm ấy với các bạn.

Vào Tết năm ngoái khi về thăm quê ngoại, bà ngoại đã tặng em một chú gấu bông do chính bà may. Bà còn thêu tên của em lên chiếc áo bông mặc ngoài của chú. Dù món quà không nhiều tiền và đẹp như ngoài tiệm nhưng em rất thích chú gấu. Vì để làm được món quà này bà đã phải cặm cụi từng đường kim mũi chỉ trong hơn 2 tháng. Em rất trân trọng món quà và sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận để mỗi lần ôm nó thì lại giống như bà ngoại đang ở cạnh bên.

II. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu hỏi 1: Điều gì sẽ xảy ra khi Đa-ni đi nghe buổi hòa nhạc?

Khi Đa-ni đi nghe buổi hòa nhạc thì dàn giao hưởng đã chơi bài hát do chính tay nhà soạn nhạc vĩ đại E-đơ-va Gờ-ríc tặng cô nhân sinh nhật 18 tuổi.

Câu hỏi 2: Cảm nhận của Đa-ni trong lần đầu tiên nghe nhạc giao hưởng cho thấy điều gì về tâm hồn cô?

Tâm trạng của Đa-ni trong lần đầu tiên nghe nhạc giao hưởng chính là những cảm xúc bâng khuâng dạt dào, những hình ảnh về cánh rừng xinh đẹp quê hương cô ùa về. Điều đó chỉ ra rằng Đa-ni là một cô gái nhạy cảm và mơ mộng với tâm hồn dễ rung động trước nghệ thuật.

Câu hỏi 3: Vì sao Đa-ni lại khóc khi biết khúc nhạc nổi tiếng là món quà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc viết tặng cô nhân dịp mười tám tuổi?

Đa-ni khóc vì xúc động khi biết bản nhạc nổi tiếng lại chính là món quà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc viết tặng cô nhân dịp mười tám tuổi. Cô vô cùng cảm động vì sau rất nhiều năm như vậy cô có thể nhận được món quà từ người nhạc sĩ quá cố đã hứa với cô năm nào.

Câu hỏi 4: Các câu trong ngoặc kép là lời của ai nói với ai, người nghe có mặt hay vắng mặt?

Các câu trong ngoặc kép chính là lời nói của Đa-ni với nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc nhưng đó chỉ là những lời trong suy nghĩ vì nhà nhạc sĩ không ở đó.

III. Suy ngẫm và phản hồi

Câu hỏi 1: Hãy liệt kê những sự việc chính xảy ra với nhân vật Đa-ni Pơ-đơ-xơn trong đoạn trích.

  • Đa-ni đến buổi hòa nhạc giao hưởng cùng với cô Mac-đa và chú Nin-xơ.

  • Cô mặc trên mình chiếc áo nhung tăm đen xinh đẹp.

  • Khi buổi hòa nhạc bắt đầu, Đa-ni đã cảm thấy vô cùng rung động với những nốt nhạc.

  • Khi được biết đây chính là bản nhạc mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ri viết tặng sinh nhật thứ mười tám của mình Đa-ni đã bật khóc.

  • Cô chạy khỏi buổi giao hưởng và đến bờ biển.

Câu hỏi 2: Tìm một số chỉ tiết miêu tả:

  • Ngoại hình của Ða-ni.

  • Hành động, cảm xúc của Đa-ni trong quá trình lắng nghe bản nhạc mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric viết tặng cô.

  • Hành động, ý nghĩ, tâm trạng Đa-ni sau khi nghe bản nhạc.

Từ những chủ tiết đó, em có nhận xét gì về nhân vật Đa-ni?

Những chi tiết miêu tả là:

  • Ngoại hình của Đa-ni: “khuôn mặt trắng xanh nghiêm nghị và hai bím tóc dài lấp lánh màu vàng”.

  • Hành động, cảm xúc của Đa-ni trong quá trình lắng nghe bản nhạc mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric viết tặng cô: “Thở một hơi dài đến nỗi ngực hơi đau”, “cô muốn dùng cái thở dài ấy để ngăn nước mắt đang nghẹn ở cổ họng”, “cô cúi xuống và áp mặt vào hai bàn tay”, “trong lòng cô đang ào ạt cơn bão”, “cô cố trấn tĩnh lại”, “Đa-ni khóc, không cần giấu ai nữa, những giọt nước mắt biết ơn”.

  • Hành động, ý nghĩ, tâm trạng Đa-ni sau khi nghe bản nhạc: “Đa-ni bước ra bờ biển”, “nắm chặt hai bàn tay lại và rên rỉ trước cảm giác về cái đẹp của thế giới này”, “rồi cô cười phá lên”.

Câu hỏi 3: Người kể chuyện đã thể hiện tình cảm gì đối với nhân vật Đa-ni? Tìm một số chi tiết chứng minh cho ý kiến của em.

Người kể chuyện đã thể hiện tình cảm mến yêu của mình trước nhân vật Đa-ni, một cô gái trong sáng và tâm hồn nhạy cảm mơ mộng. Các chi tiết chứng tỏ:

+ Khi nghe thấy bản nhạc cô ngay lập tức nhớ lại những khung cảnh tuyệt đẹp nơi quê nhà: khu rừng, ngọn núi, tiếng tù và, tiếng sóng biển ạt ào và tiếng chim hót.

+ “Cháu là ánh lấp lánh của bình minh”

Câu hỏi 4: Câu chuyện này viết về đề tài gì?

Câu chuyện về tình cảm giữa con người, về vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống.

Câu hỏi 5: Em hãy nêu chủ đề truyện.

Qua câu chuyện tác giả muốn đề cao vẻ đẹp nơi sâu thẳm tâm hồn của Đa-ni đồng thời ca ngợi cuộc sống tươi đẹp và khung cảnh thiên nhiên bình dị nhưng hạnh phúc.

Câu hỏi 6: Món quà mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric tặng Đa-ni có ý nghĩa như thế nào đối với cô?

Món quà mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric tặng Đa-ni có ý nghĩa vô cùng lớn đối với Đa-ni vì ông đã dạy cho cô bé bài học về những điều kỳ diệu của cuộc sống, giúp cô bé tin tưởng vào cuộc đời và sống một cách không uổng phí.

Câu hỏi 7: Từ câu chuyện về món quà mà Đa-ni nhận được, em có suy nghĩ gì về cách cho và nhận quà?

Qua câu chuyện về món quà mà Đa-ni nhận được, em có suy nghĩ về cách cho và nhận quà: Món quà đẹp nhất không nằm ở giá trị vật chất của nó mà nằm ở cách cho quà và cách nhận quà. Từ đó chúng ta cần thể hiện cách ứng xử hợp lý khi nhận quà.

Trên đây là gợi ý cách soạn văn lớp 6 bài Lẵng quả thông trong chương trình sách mới Chân trời sáng tạo mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về bài học này!

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe